21/04/2021

Toán 7-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 4

 Đề bài:

Phải chọn ít nhất bao nhiêu số từ 2,4,6, ..,68, 70 để có ít nhất một cặp số có tổng bằng 80.

Bài giải:

Trong các số chẵn 2,4,6,..,68, 70 có 15 cặp số có tổng bằng 80 là 10 & 70, 12 & 68, ..., 38 & 38. Gọi tập các số này là A.

Có 5 số không thể kết hợp với số khác để ra cặp số có tổng bằng 80 là B={2,4,6,8,40}.

Trường hợp xấu nhất là chọn 15 số ở tập A (mỗi cặp chọn 1 số)  và 5 số ở tập B. Có 15 + 5 = 20 số.

Vậy cần chọn tối thiểu 20 + 1 = 21 số để chắc chắn có thể chọn được 2 số có tổng bằng 80.

Đáp số: Ít nhất 21 số. 


20/04/2021

Toán 7-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 3

 Đề bài:

Cho tam giác ABC có góc B nhọn và $\widehat{B}=2\widehat{C}$. Kẻ đường cao AH. Trên tia đối của tia BA lấy điểm K sao cho BK = BH . Chứng minh:

a) Đường thẳng KH đi qua trung điểm của cạnh AC.

b) BC - AB = 2BH

Bài giải:



a) Chứng minh KH đi qua trung điểm AC: 
Gọi M là giao điểm KH và AC.
Ta cần chứng minh AM = MC.
Ta có tam giác BKH là tam giác cân tại B do BH = BK
Suy ra $\widehat{BKH}=\widehat{BHK}$
Mà $\widehat{ABC}=\widehat{BHK} + \widehat{BKH}$ (góc ngoài)
$\Rightarrow \widehat{ABC}=2 \widehat{BHK}$
$\Rightarrow \widehat{ABC}=2 \widehat{MHC}$
$\Rightarrow \widehat{MHC}= \widehat{MCH}$
$\Rightarrow \triangle HMC$ cân tại M.
$\Rightarrow MH = MC$ (1)
Hơn nữa:
$\widehat{AHG} + \widehat{GHC} = 90^0$  (Do AH ⊥ BC)
$\Rightarrow \widehat{AHG} + \widehat{MCH} = 90^0$
Mà: 
$\widehat{HAG} + \widehat{MCH} = 90^0$
Nên:
$\widehat{HAG} = \widehat{AHG}$
$\Rightarrow \triangle HMA$ cân tại M.
$\Rightarrow MH = MA$ (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra MA = MC.
Vậy: KH đi qua trung điểm M của AC.
b) Chứng minh BC - AB = 2BH
Gọi D là giao điểm của KH với đường thẳng đi qua A và song song với BC.
Do AD //BC nên ta có:
$\Rightarrow \widehat{ADH}= \widehat{AHD}$
$\Rightarrow \widehat{ADK}= \widehat{AKD}$
$\Rightarrow \triangle KAD $ cân tại A.
$\Rightarrow AK = AD$
$\Rightarrow AK = HC$
$\Rightarrow AB + BK = HC$
$\Rightarrow AB = HC - BK$
$\Rightarrow AB = HC - BH$
Vậy
BC - AB = BH + HC - (HC -BH) = 2BH (đpcm)

Toán 7-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 2

Đề bài:
Ban đầu, tỉ số giữa bóng vàng và tổng số bóng còn lại trong túi là 5:7. Cho thêm 20 quả bóng vàng vào túi, tỉ số giữa bóng vàng và tổng số bóng còn lại trong túi là 5:3. Hỏi cuối cùng có bao nhiêu quả bóng trong túi. 
Bài giải: 
  • Cách 1: Dùng số phần bằng nhau
    Ta nhận thấy 3 phần lúc sau tương ứng với 7 phần lúc đầu ( do số bóng còn lại không thay đổi)
    Do đó 5 phần lúc sau sẽ tương ứng với (5 x 7): 3 = $\frac{35}{3}$ lúc đầu.
    Vậy 20 quả bóng vàng thêm vào tương ứng với: $\frac{35}{3}$ - 5 = $\frac{20}{3}$ lúc đầu.
    Vậy mỗi phần lúc đầu tương ứng với: 20:$\frac{20}{3}$ = 3 (quả)
    Số bóng vàng lúc đầu là: 3 x 5 = 15 (quả)
    Số bóng còn lại lúc đầu là: 7 x 3 = 21 (quả)
    Tổng số bóng sau cùng là: 15 + 20 + 21 = 56 (quả)
    Đáp số: $\boxed{56 \text{ quả bóng}}$
  • Cách 2: Đặt biến số
    Gọi x (quả) là số bóng vàng ban đầu. 
    Gọi y (quả) là số bóng còn lại trong túi ban đầu.
    Tỉ số giữa bóng vàng và bóng còn lại là 5:7
     $\Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{5}{7}$
     $\Rightarrow x = \frac{5}{7}y$
    Tỉ số giữa bóng vàng và tổng số bóng còn lại lúc sau là 5:3
     $\Rightarrow \frac{x+20}{y} = \frac{5}{3}$
     $\Rightarrow x+20= \frac{5}{3}y$
     $\Rightarrow \frac{5}{7}y+20 = \frac{5}{3}y$
     $\Rightarrow \frac{20}{21}y = 20$
     $\Rightarrow  y = 21$
     $\Rightarrow x = \frac{5}{7}21$=15 (quả)
    Vậy cuối cùng có: 15 + 20 + 21 = 56 quả bóng trong túi.
    Đáp số: $\boxed{56 \text{ quả bóng}}$

19/04/2021

Toán 7-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 1

 Đề bài:

Cho dãy tỉ số bằng nhau:

$\frac{a}{b}=\frac{b}{c}=\frac{c}{d}=-\frac{2}{3}$

và a+2d = 690. Tìm a, b, c, d

Bài giải:

Ta có:

$\frac{a}{b}=\frac{b}{c}=\frac{c}{d}=-\frac{2}{3}$

$\Rightarrow \left\{ \begin{array}{ll} a = -\frac{2}{3}b\\ b = -\frac{2}{3}c \\  c = -\frac{2}{3}d\\\end{array} \right.$

$\Rightarrow a = (-\frac{2}{3})(-\frac{2}{3})(-\frac{2}{3}) d$

$\Rightarrow a =-\frac{8}{27}d$

Mà:

a + 2d = 690

$\Rightarrow -\frac{8}{27}d + 2d = 690$

$\Rightarrow \frac{46}{27}d = 690$

$\Rightarrow$ d = 405

$c = -\frac{2}{3}d =(-\frac{2}{3}) 405 = -270$

$b = -\frac{2}{3}c =(-\frac{2}{3})(-270) = 180$

$a = -\frac{2}{3}b = (-\frac{2}{3}) 180 = -120$

Đáp số: $\boxed{a = -120, b = 180, c = -270, d = 405}$



18/04/2021

Toán 6-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 4

 Đề bài:

Chia 200 quả táo cho 19 đứa trẻ sao cho không không có hai đứa trẻ nào nhận được số táo bằng nhau (mỗi đứa trẻ nhân được ít nhất 1 quả táo). Hỏi một đứa trẻ có thể được tối đa bao nhiêu quả táo?

Bài giải:

Không mất tính tổng quát thì ta giả sử đứa bé nhận được táo nhiều nhất đứng sau cùng, bé thứ 19. Để bé thứ 19 nhận được nhiều táo nhất thì 18 bé đầu phải nhận số táo ít nhất. 

Bé thứ nhất nhận được ít nhất là 1 quả táo

Bé thứ hai nhận được ít nhất là 2 quả táo

Bé thứ ba nhận được ít nhất là 3 quả táo

...

Bé thứ 18 nhận được ít nhất là 18 quả táo

Tổng số quả táo của 18 bé đầu là:

1 + 2 + 3 + ...+18 = $\frac{18 (1+18)}{2}$ = 171 (quả táo)

Vậy bé thứ 19 nhận được số táo nhiều nhất là: 200 - 171 = 29 (quả táo)

Đáp số: Một đứa trẻ có thể được tối đa 29 quả táo.  



Toán 6-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 3

 Đề bài:

Có 8 quả bóng trắng, 12 quả bóng xanh, 10 quả bóng vàng và 9 quả bóng đỏ trong túi. Hỏi phải lấy ít nhất bao nhiêu quả bóng mà không cần nhìn để có đủ cả bốn loại bóng trắng, bóng xanh, bóng đỏ, bóng vàng?

Bài giải:

Tổng số quả bóng trong túi là: 8 + 12 + 10 + 9 = 39 (quả bóng)

Để chắc chắn có 1 quả bóng trắng thì cần lấy ít nhất: 39 - 8 + 1 = 32 (quả bóng)

Để chắc chắn có 1 quả bóng xanh thì cần lấy ít nhất: 39 - 12 + 1 = 28 (quả bóng)

Để chắc chắn có 1 quả bóng vàng thì cần lấy ít nhất: 39 - 10 + 1 = 30 (quả bóng)

Để chắc chắn có 1 quả bóng đỏ thì cần lấy ít nhất: 39 -9 + 1 = 31 (quả bóng)

Vậy để chắc chắn có đủ cả bốn loại bóng trắng, bóng xanh, bóng đỏ, bóng vàng thì cần lấy ít nhất 32 quả bóng.


Toán 6-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 5

Đề bài:
Cho hình vuông ABCD có M là trung điểm cạnh AB; DM cắt AC tại E. Tính diện tích của hình vuông ABCD biết diện tích hình tam giác ADE là $24 cm^2$
Bài giải:
Ta có: $S_{\triangle AEB} = S_{\triangle ADE} = 24 (cm^2)$ (cạnh đáy AE chung và đường cao bằng nhau)
$S_{\triangle AEM} = \frac{1}{2} S_{\triangle AEB} = 12 (cm^2)$ (do M là trung điểm AB)
$S_{\triangle ADM} = S_{\triangle ADE} + S_{\triangle AEM}$
$= 24 + 12 = 36 (cm^2)$
Ngoài ra:
$S_{\triangle ADM} = \frac{1}{2} . AD . AM $
$= \frac{1}{2} . AD . (\frac{1}{2} AB)$(do M là trung điểm AB)
$= \frac{1}{4} . AD . AB$
$= \frac{1}{4} S_{\square ABCD}$
Suy ra:
$S_{\square ABCD} = 4S_{\triangle ADM}$
$= 4 . 36 = 144 (cm^2)$
Đáp số: $S_{\square ABCD} = 144 cm^2$

Toán 6-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 2

Đề bài:
Tổng chiều dài của ba sợi dây là 195m. Sợi dây thứ nhất dài hơn sợi dây thứ hai 25m và bằng $\frac{3}{5}$ sợi dây thứ ba. Hỏi mỗi sợi dây dài bao nhiêu mét.
Bài giải:
Ta gọi sợi dây 2' là sợi dây thứ 2 kết thêm 25m. Vậy ta có chiều dài sợi dây 2' bằng chiều dài sợi dây thứ nhất và tổng chiều dài của ba sợi dây: sợi thứ nhất, sợi 2' và sợi thứ ba là:
195 + 25 = 220 (m)
Ta có sơ đồ tóm tắt như sau:
$\text{220 m}\left\{ \begin{array}{ll} \text{ Sợi dây thứ nhất:} & \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}\\ \text{Sợi dây 2'}:& \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}\\ \text{Sợi dây thứ ba}: & \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}\\\end{array} \right.$
Tổng số phần bằng nhau:
3 + 3 + 5 = 11 (phần)
Độ dài của mỗi phần là:
220 : 11 = 20 (m)
Độ dài của sợi dây thứ nhất là:
20 x 3 = 60 (m)
Độ dài của sợi dây thứ hai là:
60 - 25 = 35 (m)
Độ dài của sợi dây thứ ba là:
20 x 5 = 100 (m)
Đáp số: Độ dài của ba sợi dây theo thứ tự là 60m, 35m, 100m

Toán 6-Olympic TPHCM Mở Rộng 2021-Bài 1

 Đề bài:

Hiện nay tổng số tuổi của An và cha bạn ấy là 51. Ba năm trước tuổi của cha An gấp 4 lần tuổi của An. Hỏi tuổi của An hiện nay.

Bài giải:

Tổng số tuổi của An và cha An 3 năm trước là 51 -6 = 45 (tuổi)

$\text{45 tuổi}\left\{ \begin{array}{ll} \text{ Tuổi cha An (3 năm trước)}: & \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}\\ \text{ Tuổi An (3 năm trước)}:& \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}%\\ \end{array} \right.$

Tuổi của con ba năm trước là 45 : ( 4 + 1) = 9 (tuổi)

Tuổi của con hiện giờ là: 9 + 3 = 12 (tuổi)

Đáp số: 12 tuổi.

16/04/2021

Bài tập toán lớp 6 (Câu 6-THCS Trần Văn Đang)

 Đề bài:

Tính: $B = \frac{5^2}{10.15}+\frac{5^2}{15.20}+\cdots+\frac{5^2}{190.195}+\frac{5^2}{195.200}$

Bài giải:

Ta có:

$\frac{5^2}{10.15}=5(\frac{1}{10} - \frac{1}{15})$

$\frac{5^2}{15.20}=5(\frac{1}{15} - \frac{1}{20})$

$\cdots$

$\frac{5^2}{190.195}=5(\frac{1}{190} - \frac{1}{195})$

$\frac{5^2}{195.200}=5(\frac{1}{195} - \frac{1}{200})$

Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:

$B = 5(\frac{1}{10} - \frac{1}{15})+ 5(\frac{1}{15} - \frac{1}{20})+\cdots$

$+5(\frac{1}{190} - \frac{1}{195})+5(\frac{1}{195} - \frac{1}{200})$

$\require{cancel}=5 (\frac{1}{10} -\cancel{ \frac{1}{15}} + \cancel{\frac{1}{15}} -\cancel{\frac{1}{20}}+\cdots$

$+\cancel{\frac{1}{190}} -\cancel{\frac{1}{195}}+\cancel{\frac{1}{195}} - \frac{1}{200})$

$= 5 (\frac{1}{10} - \frac{1}{200})$

$= 5 (\frac{20}{200} - \frac{1}{200})$

$= 5 \frac{20-1}{200}$

$= 5 \frac{19}{200}$

$=  \frac{19}{40}$

Bài tập toán lớp 6 (Bài 7-THCS Phạm Ngọc Thạch)

 Đề bài:

Tính nhanh: $B=\frac{5}{12.17}+\frac{35}{17.18}-\frac{39}{18.21}+\frac{15}{21.36}$

Bài giải:

Ta có:

$\frac{5}{12.17}=\frac{1}{12}-\frac{1}{17}$

$\frac{35}{17.18}=\frac{1}{17}+\frac{1}{18}$

$\frac{39}{18.21}=\frac{1}{18}+\frac{1}{21}$

$\frac{15}{21.36}=\frac{1}{21}-\frac{1}{36}$

Suy ra:

 $B=\frac{5}{12.17}+\frac{35}{17.18}-\frac{39}{18.21}+\frac{15}{21.36}$

$\require{cancel}=(\frac{1}{12}-\frac{1}{17})+(\frac{1}{17}+\frac{1}{18})-(\frac{1}{18}+\frac{1}{21})+(\frac{1}{21}-\frac{1}{36})$

$=\frac{1}{12}-\cancel{\frac{1}{17}}+\cancel{\frac{1}{17}}+\cancel{\frac{1}{18}}-\cancel{\frac{1}{18}}-\cancel{\frac{1}{21}}+\cancel{\frac{1}{21}}-\frac{1}{36}$

$=\frac{1}{12}-\frac{1}{36}$

$=\frac{3}{36}-\frac{1}{36}$

$=\frac{3-1}{36}$

$=\frac{2}{36}$

$=\frac{1}{18}$

Vậy: $B =\frac{1}{18}$



15/04/2021

Bài tập toán lớp 6 (Bài 5-THCS Tân Bình)

 Đề bài:

Tìm x biết:

$\frac{x}{1.2}+\frac{x}{2.3}+\frac{x}{3.4}+\cdots+\frac{x}{2020.2021}=-1$

Bài giải:

$\frac{x}{1.2}+\frac{x}{2.3}+\frac{x}{3.4}+\cdots+\frac{x}{2020.2021}=-1$

$\iff x(\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+\cdots+\frac{1}{2020.2021})=-1$

$\require{cancel}\iff x(\frac{1}{1}-\cancel{\frac{1}{2}}+\cancel{\frac{1}{2}}-\cancel{\frac{1}{3}}+\cancel{\frac{1}{3}}-\cancel{\frac{1}{4}}+\cdots+\cancel{\frac{1}{2020}}-\frac{1}{2021})=-1$

$\iff x (\frac{1}{1} -\frac{1}{2021}) = -1 $

$\iff x (\frac{2021}{2021} -\frac{1}{2021}) = -1 $

$\iff x \frac{2021-1}{2021} = -1 $

$\iff x \frac{2020}{2021} = -1 $

$\iff x  = -\frac{2021}{2020} $

Bài tập toán lớp 6 (Bài 6-THCS Ngô Sĩ Liên)

 Đề bài:

Tính hợp lý: $\frac{1}{2.3}-\frac{8}{3.5}+\frac{4}{5.9}-\frac{22}{9.13}+\frac{31}{13.18}$

Bài giải:

Ta có:

$\frac{1}{2.3} = \frac{1}{2}-\frac{1}{3}$

$\frac{8}{3.5} = \frac{1}{3}+\frac{1}{5}$

$\frac{4}{5.9} = \frac{1}{5}-\frac{1}{9}$

$\frac{22}{9.13} =  \frac{1}{9}+\frac{1}{13}$

$\frac{31}{13.18} = \frac{1}{13} + \frac{1}{18}$

Suy ra:

$\frac{1}{2.3}-\frac{8}{3.5}+\frac{4}{5.9}-\frac{22}{9.13}+\frac{31}{13.18}$

$=( \frac{1}{2}-\frac{1}{3})-(\frac{1}{3}+\frac{1}{5})+(\frac{1}{5}-\frac{1}{9})-( \frac{1}{9}+\frac{1}{13})+(\frac{1}{13} + \frac{1}{18})$

$\require{cancel}=\frac{1}{2}-\frac{1}{3}-\frac{1}{3}-\cancel{\frac{1}{5}}+\cancel{\frac{1}{5}}-\frac{1}{9}-\frac{1}{9}-\cancel{\frac{1}{13}}+\cancel{\frac{1}{13}} + \frac{1}{18}$

$=\frac{1}{2}-2\frac{1}{3}-2\frac{1}{9}+ \frac{1}{18}$

$=\frac{9}{18}-2\frac{6}{18}-2\frac{2}{18}+ \frac{1}{18}$

$=\frac{9-12-4+1}{18}$

$=\frac{-6}{18}$

$=\frac{-1}{3}$







Bài tập toán lớp 6 (Bài 6-THCS Âu Lạc)

 Đề:

Tính nhanh: $M=\frac{5}{28}+\frac{5}{70}+\frac{5}{130}+\frac{5}{208}$

Bài giải:

Ta có:

$\frac{5}{28}=\frac{5}{4.7}=\frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\frac{1}{7})$

$\frac{5}{70}=\frac{5}{7.10}=\frac{5}{3}(\frac{1}{7}-\frac{1}{10})$

$\frac{5}{130}=\frac{5}{10.13}=\frac{5}{3}(\frac{1}{10}-\frac{1}{13})$

$\frac{5}{208}=\frac{5}{13.16}=\frac{5}{3}(\frac{1}{13}-\frac{1}{16})$

Cộng vế theo vế các đẳng thức trên ta thu được:

$M = \frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\frac{1}{7})+\frac{5}{3}(\frac{1}{7}-\frac{1}{10})+\frac{5}{3}(\frac{1}{10}-\frac{1}{13})+\frac{5}{3}(\frac{1}{13}-\frac{1}{16})$

$\require{cancel}=\frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\cancel{\frac{1}{7}}+\cancel{\frac{1}{7}}-\cancel{\frac{1}{10}}+\cancel{\frac{1}{10}}-\cancel{\frac{1}{13}}+\cancel{\frac{1}{13}}-\frac{1}{16})$

$=\frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\frac{1}{16})$

$=\frac{5}{3}(\frac{4}{16}-\frac{1}{16})$

$=\frac{5}{3}\frac{4-1}{16}$

$=\frac{5}{3}\frac{3}{16}$

$=\frac{5}{16}$

Đáp số: $M=\frac{5}{16}$

Bài tập toán lớp 6 (Bài 6-THCS Lý Thường Kiệt)

 Đề:

Tính:

$A=\frac{3^2}{5.14}+\frac{3^2}{7.18}+\frac{3^2}{9.22}+\frac{3^2}{11.26}+\frac{3^2}{13.30}$

Bài giải:

Ta có:

$2\frac{3^2}{5.14} = \frac{3^2}{5.7}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\frac{1}{7})$

$2\frac{3^2}{7.18} = \frac{3^2}{7.9}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{7}-\frac{1}{9})$

$2\frac{3^2}{9.22} = \frac{3^2}{9.11}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{9}-\frac{1}{11})$

$2\frac{3^2}{11.26} = \frac{3^2}{11.13}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{11}-\frac{1}{13})$

$2\frac{3^2}{13.30} = \frac{3^2}{13.15}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{13}-\frac{1}{15})$

Cộng vế theo vế các đẳng thức trên ta có:

$\require{cancel}2A=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\frac{1}{7})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{7}-\frac{1}{9})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{9}-\frac{1}{11})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{11}-\frac{1}{13})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{13}-\frac{1}{15})$

$=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\cancel{\frac{1}{7}}+\cancel{\frac{1}{7}}-\cancel{\frac{1}{9}}+\cancel{\frac{1}{9}}-\cancel{\frac{1}{11}}+\cancel{\frac{1}{11}}-\cancel{\frac{1}{13}}+\cancel{\frac{1}{13}}-\frac{1}{15})$

$=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\frac{1}{15})$

$=\frac{3^2}{2}(\frac{3}{15}-\frac{1}{15})$

$=\frac{3^2}{2}\frac{3-1}{15}$

$=\frac{3^2}{2}\frac{2}{15}$

$=\frac{3}{5}$

Vậy $A=\frac{3}{10}$

Bài tập toán lớp 6 (Bài 7-THCS Quang Trung)

 Đề:

Tính (Không sử dụng máy tính)

$A = 1 + \frac{1}{12}+\frac{1}{20}+\frac{1}{30}+\cdots+\frac{1}{506}+\frac{1}{552}$

Bài giải:

Ta có:

1 = 1

$\frac{1}{12}=\frac{1}{3.4}=\frac{1}{3}-\frac{1}{4}$

$\frac{1}{20}=\frac{1}{4.5}=\frac{1}{4}-\frac{1}{5}$

$\frac{1}{30}=\frac{1}{5.6}=\frac{1}{5}-\frac{1}{6}$

$\cdots$

$\frac{1}{506}=\frac{1}{22.23}=\frac{1}{22}-\frac{1}{23}$

$\frac{1}{552}=\frac{1}{23.24}=\frac{1}{23}-\frac{1}{24}$

Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:

$\require{cancel} A = 1+ \frac{1}{3}-\cancel{\frac{1}{4}}+\cancel{\frac{1}{4}}-\cancel{\frac{1}{5}}+\cancel{\frac{1}{5}}-\cancel{\frac{1}{6}}+\cdots+\cancel{\frac{1}{22}}-\cancel{\frac{1}{23}}+\cancel{\frac{1}{23}}-\frac{1}{24}$

$=1+\frac{1}{3}-\frac{1}{24}$

$=\frac{24}{24}+\frac{8}{24}-\frac{1}{24}$

$=\frac{24+8-1}{24}$

$=\frac{31}{24}$

Vậy:

$A =\frac{31}{24}$

Bài tập toán lớp 6 (Bài 6-THCS Hoàng Hoa Thám)

 Đề bài:

Tính nhanh

$\frac{3}{4.7}+\frac{3}{7.10}+\frac{3}{10.13}+...+\frac{3}{25.28}$

Bài giải:

Ta có:

$\frac{3}{4.7} = \frac{1}{4} - \frac{1}{7}$

$\frac{3}{7.10} = \frac{1}{7} - \frac{1}{10}$

$\frac{3}{10.13} = \frac{1}{10} - \frac{1}{13}$

$\cdots$

$\frac{3}{25.28} = \frac{1}{25} - \frac{1}{28}$

Cộng các đẳng thức vế theo vế ta có:

$\frac{3}{4.7}+\frac{3}{7.10}+\frac{3}{10.13}+...+\frac{3}{25.28}$

$\require{cancel}=\frac{1}{4} - \cancel{\frac{1}{7}}+\cancel{ \frac{1}{7}} -\cancel{ \frac{1}{10}}+\cancel{\frac{1}{10}} -\cancel{ \frac{1}{13}}+\cdots+\cancel{ \frac{1}{25}} - \frac{1}{28}$

$=\frac{1}{4}- \frac{1}{28}$

$=\frac{7}{28}- \frac{1}{28}$

$=\frac{7-1}{28}$

$=\frac{6}{28}$

$=\frac{3}{14}$


Bài tập toán lớp 6 (Bài 7-THCS Nguyễn Gia Thiều)

 Đề bài:

Tính giá trị biểu thức:

$\frac{1}{11.12}+\frac{5}{12.17}+\frac{9}{17.26}+\frac{1}{26.3}$

Bài giải:

Ta có:

$\frac{1}{11.12} = \frac{1}{11} - \frac{1}{12}$

$\frac{5}{12.17} = \frac{1}{12} - \frac{1}{17}$

$\frac{9}{17.26} = \frac{1}{17} - \frac{1}{26}$

$\frac{1}{26.3} = \frac{1}{26.3}$

Cộng các biểu thức trên vế theo vế ta có:

$\frac{1}{11.12}+\frac{5}{12.17}+\frac{9}{17.26}+\frac{1}{26.3}= $

$\require{cancel}=\frac{1}{11} - \cancel{\frac{1}{12}}+ \cancel{\frac{1}{12}} - \cancel{\frac{1}{17}}+ \cancel{\frac{1}{17}} - \frac{1}{26} + \frac{1}{26.3}$

$=\frac{1}{11}- \frac{1}{26} + \frac{1}{26.3}$

$=\frac{1}{11}-\frac{2}{26.3}$

$=\frac{1}{11}-\frac{1}{13.3}$

$=\frac{1}{11}-\frac{1}{13.3}$

$=\frac{39-11}{11.39}$

$=\frac{28}{429}$

 


 

14/04/2021

Bài tập toán lớp 6 (Bài 7-THCS Trường Chinh)

Đề bài:

Tính giá trị biểu thức:

M = $\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+\frac{1}{5.7}+..+\frac{1}{2019.2021}$

Bài giả:

Ta có:

 $\require{cancel} \frac{1}{1.3} = \frac{1}{2}(\frac{1}{1}-\cancel{\frac{1}{3}})$

 $\frac{1}{3.5} = \frac{1}{2}(\cancel{\frac{1}{3}}-\cancel{\frac{1}{5}})$

 $\frac{1}{5.7} = \frac{1}{2}(\cancel{\frac{1}{5}}-\cancel{\frac{1}{7}})$

...

 $\frac{1}{2019.2021} = \frac{1}{2}(\cancel{\frac{1}{2019}}-\frac{1}{2021})$

Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:

M = $\frac{1}{2}(\frac{1}{1} - \frac{1}{2021}) = \frac{1}{2}\frac{2020}{2021} = \frac{1010}{2021}$

Bài tập toán lớp 6 (Bài 7-THCS Võ Văn Tần)

 Đề:

Tính tổng: B=$\frac{5^2}{10.15}+\frac{5^2}{15.20}+...+\frac{5^2}{190.195}+\frac{5^2}{195.200}$

Bài giải:

Ta có:

$\require{cancel}\frac{5^2}{10.15} = 5 (\frac{1}{10}-\cancel{\frac{1}{15}})$

$\frac{5^2}{15.20} = 5 (\cancel{\frac{1}{15}}-\cancel{\frac{1}{20}})$

...

$\frac{5^2}{190.195} = 5 (\cancel{\frac{1}{190}}-\cancel{\frac{1}{195}})$

$\frac{5^2}{195.200} = 5 (\cancel{\frac{1}{195}}-\frac{1}{200})$

Cộng các đẳng thức trên vế theo vế  ta có:

B = $5 (\frac{1}{10}-\frac{1}{200})$ = $\frac{19}{40}$=0.475