Hiển thị các bài đăng có nhãn Traveling. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Traveling. Hiển thị tất cả bài đăng

19/07/2015

Lượm lặt Đà Nẵng


Chuyến bay sớm của hãng hàng không Việt Nam mang số hiệu VN104 vừa đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, tôi hồ hởi bước xuống sân bay, một luồng khí nóng hắt vào mặt cứ tưởng chừng như lửa từ Hoả Diệm Sơn thổi vào người vậy dù rằng chưa quá 9 giờ sáng. Lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất có nhiều giai thoại như Đà Nẵng. Nơi có người con ưu tú Nguyễn Bá Thanh vừa từ giả cuộc đời bỏ lại sau lưng bao lo toan của thế sự.
Tôi đón chiếc taxi màu xanh của hãng Mai Linh, tài xế là anh rất trẻ và vui vẻ. Anh đưa tôi thẳng đến khu công nghiệp phần mềm Đà Nẵng trên đường Quang Trung. Cũng có cái hay hay ở Sài Gòn thì có khu công viên phần mềm Quang Trung thì ở Đà Nẵng trên đường Quang Trung lại có khu công viên phần mềm. Sau một lúc bối rối trước vẻ tráng lệ của toà cao ốc tôi cũng tìm ra công ty khách hàng với sự trợ giúp khá vui tính của bác bảo vệ.
Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với người khá thú vị như anh. Anh là người Nhật, cùng tuổi với tôi. Anh là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty mà công ty tôi đang hợp tác. Ngoài ra anh con cho tôi biết anh còn làm chủ hai khách sạn Nhật ở Đà Nẵng và một công ty địa ốc. Lần đầu anh du lịch đến Đà Nẵng anh đi tìm nhà hàng bán món ăn Nhật ở Đà Nẵng nhưng anh không tìm được đó là lý do anh cho ra đời hai nhà hàng Nhật ở đây. Chắc các bạn cũng biết người Nhật đã làm ăn với Việt Nam chúng ta từ thế kỷ 17 qua cửa ngõ Hội An từ thời Đàng Trong, chúa Nguyễn. Thương cảng Hội An là thương cảng sầm uất ngày đó. Do đó ngày nay người Nhật nào du lịch Việt Nam họ cũng muốn ghé thăm Hội An mà thăm Hội An thì chắc hẳn họ sẽ ghé Đà Nẵng. Những người Nhật tôi biết ai ai cũng thích Đà Nẵng và cho rằng Đà Nẵng là nơi đáng sống nhất Việt Nam. Do đó các bạn cũng đoán được sự thành công của hai nhà hàng hàng của anh bạn tôi kẻ ở trên rồi đó. Thật nhạy bén, thật thú vị. Ngoài ra anh còn rất vui vẻ, thân thiện và hiếu khách. Anh biết tôi lần đầu đến Đà Nẵng nên trưa anh mời tôi món mì quảng, món ăn nổi tiếng nhất xứ quảng. 
Câu chuyện kế tiếp tôi muốn kể cho các bạn là câu chuyện về uống cà phê ở Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành công việc xong tôi và người bạn Nhật bước vào một quán cà phê ở Đà Nẵng để uống cà phê, tám và đợi đến giờ tôi ra sân bay quay về Sài Gòn. Nhân viên phục vụ quán ra hỏi anh uống gì. Tôi nói là uống cà phê đen thì người này mới hỏi lại là đen hay đen Sài Gòn. Ôi trời ơi người Sài Gòn mà không biết cà phê đen Sài Gòn nó ra làm sao tôi mới hỏi lại: Em ơi em cà phê đen khác cà phê đen Sài Gòn như thế nào vậy em? Cô nhân viên với tươi cười đáp cà phê đen Sài Gòn nó to hơn anh à. Tôi nghe bàn kế bên gọi cà phê nâu tôi liền thắc mắc tiếp thế cà phê nâu là sao? Em liền đáp: Cà phê đen là có đường, cà phê nâu là pha sữa mà không phà đường. Anh bạn tôi liền nói vậy cho đen Sài Gòn mà không có đường được không? Em viết vội vào tờ giấy và khẽ gật đầu. Tôi nói thêm vậy thì anh cũng Sài Gòn không đường em nhé. 
Hai người ngồi nói chuyện thật lâu cũng chưa thấy hai ly cà phê mang ra tôi mới nói đùa: Chắc là cà phê chưa hái nên mới lâu vậy. Cuối cùng thì hai ly cà phê cũng được mang ra. Em phục vụ nhanh nhẩu nói: Cà phê em là cà phê sạch phải rang, xay nên hơi bị lâu hai anh thông cảm nha! Tôi vội đưa ly cà phê lên nếm vị xem cà phê sạch Đà Nẵng có gì khác Sài Gòn không. Không đắng như cà phê bắp, hương thơm và vị nhạt nhạt đúng là cái vị cà phê sạch. Đôi khi chúng ta thường đưa ra nhưng nhận xét cảm tính khi chưa đủ thông tin giống như tôi không biết quán cà phê này là cà phê sạch nên khi đợi lâu đã đưa ra những kết luận vội vàng.
Cuộc vui nào cũng tàn, đã đến giờ tôi chia tay người bạn để ra sân bay. Tôi gọi xe taxi Vinasun vì tôi chỉ có số của hãng này do anh bảo vệ quán cà phê cho. Tôi bất ngờ khi nhận được tin nhắn của Vinasun báo tôi số xe, tên tài xế, số điện thoại của tài xế của xe sẽ đón tôi. Chiếc xe Mai Linh trờ tới ra hiệu tôi đi không? Cước của hãng Mai Linh rẻ hơn một tí và anh bảo vệ khuyên tôi nên đi xe này. Tôi đang chần chừ vì cái tin nhắn lúc nãy thì xe Vinasun đến. Tôi khoát tay từ chối xe Mai Linh và lên xe Vinasun và trong đầu tôi cứ mơn man về sự hiện đại của hệ thống taxi Vinasun, họ có cả bản đồ chỉ đường như khi tôi đi taxi ở Nhật để tài xế không ăn gian khách hàng mà chọn đường vòng. Nếu không có cái tin nhắn kia chắc hẳn tôi đã lên xe Mai Linh và Vinasun đã mất đi một khách hàng.
Chuyến bay muộn mang số hiệu VN7131 của hãng hàng không Việt nam đưa tôi trở về Sài Thành vào sáng sớm hôm sau kết thúc chuyến đi Đà Nẵng ngắn ngủi, gặp được những con người rất thú vị, được thực tập lý thuyết đàm phán trong công việc thực tế. Một chuyến đi thú vị.

25/01/2015

Người Nhật

Từ lâu rồi qua Tivi, sách vở, Internet chúng ta đều biết về sự chăm chỉ làm việc của người Nhật và lý tưởng về khối Đại đông á của người Nhật ăn sâu vào từ tiểu thuyết đến truyện tranh. Ở đâu đâu chúng ta cũng thấy bóng dáng những anh hùng hay siêu nhân ra tay bảo vệ cho trái đất này sống trong hoà bình, thịnh vượng.
Trong bài viết nhỏ này xin được phép nói về một khía cạnh khác của người Nhật đó là sự tử tế. Cuối năm 2013, Folami có cơ hội qua Nhật công tác qua xứ sở hoa anh đào lần đầu tiên. Những cảnh đẹp như xứ thần tiên xuất hiện trong các vở cải lương Áo vũ cơ hàn, Người phu khiêng kiệu cưới hay Tiếng hạc trong trăng mà Folami mê say sưa lúc còn nhỏ bây giờ đã có cơ hội được tận mắt chứng kiến. Trước khi đi Folami cũng chuẩn bị rất kỹ, lên mạng xem chỗ khách sạn mình ở có cho mượn bàn ủi (bàn là) hay không? Ổ cắm điện lỗ tròn hay chữ nhật, ... Tuy nhiên điều Folami không lường trước là thức ăn ở Nhật chứa rất nhiều thịt, cá. Mà Folami thì bị Gout, bác sĩ căn dặn rất kỹ là phải ăn hạn chế đồ hải sản và thịt có màu đó vì chứa nhiều purin. 
Bước sang ngày thứ ba cái đầu gối bắt đầu đau đau. Sau khi lên tầng 9 toà nhà My Lord (Ga Shinjuku) ăn bánh xèo thì tối đó đi hết nổi. Sáng hôm sau mang toa thuốc ở Việt Nam ra quầy thuốc Tây (ở siêu thị) để mua thuốc nhưng họ từ chối bán vì họ nói phải là toa thuốc của bác sĩ Nhật họ mới bán. Thế là Folami bắt tàu đến Opera T heather City, nơi Folami làm việc vì ở đây có phòng mạch. Tuy nhiên bác sĩ ở đây không nói Tiếng Anh được do đó sau một hồi Folami nói Tiếng Anh còn bác sĩ nói Tiếng Nhật thì bác sĩ cho tên bệnh viện Naiyo. 
Bắt taxi đến Naiyo, bệnh viện nho nhỏ như các bệnh viện tư nhân hay nói cho hoành tráng là quốc tế ở Việt Nam ta. Thật không may ở đây không ai nói được Tiếng Anh. Sau một hồi quơ tay, quơ chân thì một cô y tá lớn tuổi đẩy chiếc xe lăn đến và ra hiệu cho Folami ngồi lên đó. Cô ấy đẩy hơn cây số và đưa đến một phòng mạch tư khác và hoàn toàn miễn phí. Folami chỉ biết gật gật đầu cám ơn cô ấy với lòng biết ơn mà thôi.
Phòng mạch tư này là một phòng vật lí trị liệu. Có lẽ cô ấy thấy Folami sưng gối không đi được nên nghĩ Folami bị thương ở gối mà đưa đến đây. Ở đây có 2 cô không biết y tá hay bác sĩ nhưng không nói được Tiếng Anh.  Một trong hai cô dùng chiếc điện thoại thông minh (smartphone) của mình để mở Google translate. Folami và cô bạn đi cùng gõ Tiếng Anh, máy dịch sang Tiếng Nhật. Đến phiên cô ấy gõ Tiếng Nhật máy lại dịch sang Tiếng Anh. Cứ loay loay như vậy thì cũng đến 12:00 trưa cũng liên lạc được với công ty Folami làm việc nhờ giúp đỡ. 
Khi người của công ty đến, hai người bạn cặp hai bên Folami đi ra đầu đường để gọi taxi. Cô y tá (hay bác sĩ) lúc nãy chạy lăng xăng và chiếc áo đồng phục trắng biến mất ở đầu phố. Folami cứ nghĩ là đến giờ nghỉ trưa nên cô ấy về nghỉ trưa. Đi được một đoạn thì Folami không khỏi ngạc nhiên khi thấy cô ấy quay trở lại cùng chiếc taxi. Hai người bạn Folami đưa Folami và tạm biệt cô gái thật tận tình, tử tế và tốt bụng. Cô vẫn đứng đó nhìn theo chiếc taxi xa dần, xa dần trong nụ cười không tắt và sẽ không bao giờ tắt trong kí ức của Folami.
Với sự trợ giúp nhiệt tình của công ty bên đó. Folami cũng được điều trị đến đầu, đến đũa ở bệnh viện Kuraso. Sau đó hai người bạn quay lại công ty làm việc còn bác taxi già đưa Folami về khách sạn. Khi đến khách sạn bác đã dìu Folami lên tận phòng mới an tâm quay xe đi.
Ở bác taxi thì có thể xem sự tử tế của bác chỉ là tính chuyên nghiệp hay tận tình trong công việc của bác nhưng đối với cô y tá đưa Folami bằng xe lăn và cô ý tá (bác sĩ) ở phòng vật lý trị liệu thì khó giải thích nổi tại sao họ lại làm như vậy ngoài một lý do. Họ là người Nhật.