Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuyển sinh lớp 10 2017. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuyển sinh lớp 10 2017. Hiển thị tất cả bài đăng

10/06/2017

Câu 5, Lớp 10, ĐHSP Hà Nội 2017


Đề:
Cho đường tròn (O) bán kính R ngoại tiếp tam giác ABC có 3 góc nhọn. Các tiếp tuyến của đường tròn (O) tại các điểm B, C cắt nhau tại P. Gọi D,E là chân các đường vuông góc hạ từ P xuống AB, AC và M là trung điểm BC.
1) Chứng minh $\widehat{MEP} = \widehat{MDP}$
2) Giả sử B,C cố định và A chạy trên đường tròn (O) sao cho tam giác ABC luôn là tam giác có 3 góc nhọn.Chứng minh đường thẳng DE luôn đi qua một điểm cố định.
3) Khi tam giác ABC đều, hãy tính diện tích tam giác ADE theo R.
Bài giải:

1) Tam giác cân OBC có OM vừa là trung tuyến, vừa là đường cao. $OM \perp BC$
◿OBP = ◿ OCP bởi vì OB=OC=R, OP chung
$\Rightarrow PB = PC $
$ \Rightarrow \triangle PBC $ là tam giác cân tại P
$ \Rightarrow PM \perp BC$ và $\widehat{BPM} = \widehat{CPM}$ (1)
Tứ giác PMBD là tứ giác nội tiếp vì có hai góc đối là hai góc vuông.
$ \Rightarrow \widehat{BDM} = \widehat{BPM} $ (Góc nội tiếp cùng chắn cung BM) (2)
Tương tự tứ giác PMCE cũng là tứ giác nội tiếp vì có hai góc đối là hai góc vuông.
$ \Rightarrow \widehat{CEM} = \widehat{CPM} $ (Góc nội tiếp cùng chắn cung CM) (3)
Từ (1),(2), (3) ta suy ra:
$\widehat{BDM} = \widehat{CEM} $
$\Rightarrow \widehat{MEP} = \widehat{MDP}$
2) Gọi F là giao điểm của OP và DE. Vì B,C, (O) cố định nên P là cố định.
Do đó OP là cố định. Ta chứng minh F là cố định.
$\widehat{CAB} = \widehat{PBM} $ (Góc nội tiếp cùng chắn cung BC) (4)
Từ (2) và (4) ta suy ra:
$\widehat{CAB} + \widehat{BDM} = 90^o$
$\Rightarrow DM \perp AC $
$\Rightarrow DM // PE $
Chứng minh tương tự ta có EM // PD
Vậy tứ giác MDPE là hình bình hành hay F là trung điểm của MP. Hay F là cố định.
3) Khi tam giác ABC đều. $S_{\triangle ABC} =\frac{3\sqrt{3}R^2}{4}$
 $S_{\triangle ADE} = \frac{1}{2}*AF*DE= \frac{1}{2}*\frac{3}{2}AM*\frac{3}{2}BC=\frac{9}{4}*S_{\triangle ABC}=\frac{27\sqrt{3}R^2}{16}$

03/06/2017

Câu 1, Lớp 10, ĐHSP Hà Nội 2017


Đề:
Cho biểu thức:
$P = \frac{a^3-a-2b-\frac{b^2}{a}}{(1-\sqrt{\frac{1}{a}+\frac{b}{a^2}})(a+\sqrt{a+b})}:(\frac{a^3+a^2+ab+a^2b}{a^2-b^2}+\frac{b}{a-b}) $
với a>b, b>0, $a \neq b$, $a+b \neq a^2$

1. CMR: P=a-b
2. Tìm a,b biết rằng P=1 và $a^3-b^3=7$

Bài làm:
1. $M = \frac{a^3+a^2+ab+a^2b}{a^2-b^2}+\frac{b}{a-b}$
 $= \frac{a^3+a^2+ab+a^2b+b(a+b)}{a^2-b^2}$
$= \frac{a^3+a^2+2ab+a^2b+b^2}{a^2-b^2}$
$= \frac{a^3+a^2b+a^2+2ab+b^2}{a^2-b^2}$
$= \frac{a^2(a+b)+(a+b)^2}{a^2-b^2}$
$= \frac{(a+b)(a^2+a+b)}{a^2-b^2}$
Do a> 0, b> 0, nên $a+b \neq 0 $ 
$M = \frac{a^2+a+b}{a-b}$ 
$T = \frac{a^3-a-2b-\frac{b^2}{a}}{(1-\sqrt{\frac{1}{a}+\frac{b}{a^2}})(a+\sqrt{a+b})}$
$=\frac{a^4-a^2-2ab-b2}{(a-\sqrt{a+b})(a+\sqrt{a+b})}$
$=\frac{a^4-a^2-2ab-b2}{a^2-(a+b)}$
$=\frac{(a^2)^2-(a+b)^2}{a^2-(a+b)}$
$=a^2+a+b$
Do đó:
$P = \frac{T}{M} = a -b$
2. $P = 1 \iff a-b = 1 \iff a = b+ 1$
$a^3-b^3 = 7$ 
$\iff (b+1)^3-b^3 = 7$ 
$\iff  3b^2+3b+1 = 7$ 
$\iff  b^2+b-2 = 0$ 
$\iff  b = 1 \vee b = -2$
Tuy nhiên b > 0 do đó $b = 1 \Rightarrow a= 2$
Đáp số: a=2, b=1