09/04/2016

Tình phụ tử (Son of Saul)

  • Đạo diễn: László Nemes
  • Năm phát hành: 2015
  • Nước sản xuất: Hungary
  • Diễn viên:
    • Géza Röhrig (Saul)
    • Levente Molnár (Abraham)
    • Urs Rechn (Oberkapo Biedermann)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Phim ngoại ngữ hay nhất
Nếu ai chưa hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh thế giới thứ hai thì hãy xem phim này. Thật kinh khủng! Cảnh diễn ra ở trại huỷ diệt Auschwitz vào tháng 10 năm 1944. Saul là thành viên của nhóm Sonderkommando làm việc tại đây. Nhiệm vụ của anh là đốt xác chết. Cảnh giống như một lò mổ heo vậy, xác người nằm la liệt, kéo lê, đưa vào phòng mổ xác rồi đem đốt. Saul nhìn thấy xác một cậu bé và Saul tin rằng đó là con trai mình và anh tìm mọi cách để cậu bé được chôn cất theo nghi thức Do thái giáo.


Amy



  • Đạo diễn:Asif Kapadia
  • Năm phát hành:2015
  • Nước sản xuất: Anh
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Phim tài liệu hay nhất
Đây là bộ phim tài liệu về cuộc đời của nữ ca sĩ, nhạc sĩ Amy Winehouse. Cô chết tại nhà năm 2013 khi mới 27 tuổi vì bị ngộ độc rượu. Bộ phim sử dụng các bạn bè của Amy để thay người đọc lời dẫn cho phim

Còn nhớ nhất là đoạn phỏng vấn:
- Cô có thích thành người nổi tiếng không?
Amy trả lời: Không.

Cô gái trên dòng sông - Cái giá của sự vị tha (A Girl in the River - The Price of Forgiveness)

  • Đạo diễn:Sharmeen Obaid-Chinoy
  • Năm phát hành: 2015
  • Nước sản xuất: Mỹ/Pakistan
  • Giải thưởng:Oscar 2016 cho Phim tài liệu ngắn hay nhất
"Cô gái trên dòng sông - Cái giá của sự vị tha" là một bộ phim tài liệu ngắn dài 40 phút nói về vấn nạn giết người để bảo vệ danh dự ở Pakistan.Khi một người nào đó có hành vi được coi là vi phạm đạo đức ngay nguy hại đến sự kính trọng và danh dự của gia đình hoặc cộng đồng thì người này có thể bị giết chết.

Trong phim kể về câu chuyện của cô gái 18 tuổi tên là Saba. Cô yêu Quaiser tuy nhiên gia đình Quaiser không môn đăn hổ đối với gia đình cô nên cha cô đã phản đối cuộc hôn nhân của cô và Quaiser. Cô bỏ nhà và tự ý kết hôn cùng Quaiser. Cha và chú cô bắt cô về và thề rằng sẽ tha thứ cho cô. Tuy nhiên họ đã giết cô trong đêm tối và quẳng xác cô xuống sông. Thần linh đã che chở cho cô nên viên đạn sượt qua má và chỉ đủ làm cô cô ngất đi. Khi cô tỉnh dậy một mình vùng vẩy thoát khỏi con sông và lần dò trong đêm tối đến trạm xăng gần đó kêu cứu. Cô được đưa vào bệnh viện cấp cứu, cha và chú cô bị bắt ngay sau đó.
Xuất viện cô về sống hạnh phú trong gia đình của chồng cô. Dưới áp lực của cộng đồng, anh chồng cô, cô phải nói lời tha thứ cho cha và chú cô trước toà dù rằng trong thâm tâm cô ông muốn như vậy bao giờ. Cha và chú cô được thả ngay tại toà và hai người cho rằng mình đã bảo vệ được danh dự và sự kính trọng của cộng đồng, bảo vệ được truyền thống gia đình. Kết thúc phim Saba quay về thăm mẹ, khóc nức nở trong vòng tay mẹ như sự bất lực của cô gái nhỏ bé phải chống chọi với một tội ác ghê rợn mà cộng đồng cho rằng nó hợp pháp.
Quả đúng là phép vua thua lệ làng, không biết con bao nhiêu người vô tội phải bỏ mạng và không phải ai cũng mai mắn như Saba. Bộ phim như hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng về suy nghĩ sai trái của mình.


08/04/2016

Câu chuyện của gấu (Bear story)

  • Đạo diễn: Gabriel Osorio Vargas
  • Năm phát hành: 2014
  • Nước sản xuất: Chi lê
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất
Phim hoạt hình chỉ dài 11 phút lấy bối cảnh về một chú gấu đi bán dạo một thú tiêu khiển cho trẻ em. Một chiếc hộp trình chiếu một câu chuyện đã lập trình sẵn, người xem ghé mắt xem qua ống kính. Câu chuyện được trình chiếu là cấu chuyện về gia đình nhà gấu dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời của ông nội đạo diễn tham gia cuộc đảo chính 1973 ở Chi lê và bị bắt ngồi tù 2 năm sau đó.
Đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên của Chi lê nói riêng và châu Mỹ Latin nói chung đoạt giải Oscar.


07/04/2016

Những mảnh ghép cảm xúc (Inside out)

  • Đạo diễn: Pete Docter
  • Năm phát hành: 2015
  • Nước sản xuất: Mỹ
  • Diễn viên lồng tiếng:
    • Amy Poehler (Vui vẻ, Joy)
    • Phyllis Smith (Buồn, Sadness)
    • Richard Kind (Bing Bong)
    • Kaitlyn Dias (Riley Andersen)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Phim hoạt hình hay nhất.
Đây là bộ phim hoạt hình 3D của Pixar sản xuất và phát hành bởi Walt Disney. 

Bộ phim này muốn cho thấy cơ chế hoạt động bên trong của cảm xúc của con người. Cô bé Riley 11 tuổi, cảm xúc của cô được điều khiển tại trung tâm điều khiển bởi các mảnh ghép Vui vẻ, Buồn, Giận giữ, Sợ hãi, Kinh tởm. Cảm xúc chủ đạo của cô từ bé là Vui vẻ. Cô phải theo cha chuyển nhà từ Minnesota đến San Francisco. Bỏ bao kỉ niệm nơi cũ, phải làm quen với trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới. Cô bé bị rối loạn cảm xúc, trung tâm điều khiển bị rối loạn. Vui vẻ, Buồn bị lạc khỏi trung tâm điều khiển đang lần dò trở về trung tâm điều khiển. 
Quá trình hoạt động của não bộ, các kí ức cốt lõi được xây dựng ra sao, lưu trữ thế nào, các kí ức bị lãng quên ra sao được tái hiện sinh động trong phim. Ý tưởng, giấc mơ, tiềm thức cũng được trình bày sinh động. Con đường của Vui vẻ và Buồn vui quay về trung tâm phải qua các đảo bạn bè, trung thực, gia đình, ...
Bing Bong là đại diện cho những kí ức đẹp của tuổi thơ. Để con tên lửa có thể đưa Vui vẻ trở về thì cần phải gạt bỏ đi những suy nghĩ bồng bột của trẻ con (chi tiết Bing Bong tự nguyện ở lại khu bãi rác) và cần sự giúp sức của những nguồn lực động viên của tuổi trưởng thành (cây cầu xây dựng bằng bạn trai tưởng tượng). 
Không phải lúc nào Vui vẻ cũng giải quyết vấn đề mà tình cảm cần có đầy đủ Vui vẻ và Buồn đó là chi tiết đắt giá nhất của phim.

Tám hận thù (The hateful eight)

  • Đạo diễn: Quentin Tarantino
  • Năm phát hành: 2015
  • Nước sản xuất: Mỹ
  • Diễn viên:
    • Samuel L. Jackson (Major Marquis Warren)
    • Kurt Russell (John Ruth)
    • Jennifer Jason Leigh (Daisy Domergue)
    • Walton Goggins (Sheriff Chris Mannix)
    • Demián Bichir (Bob)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Nhạc phim hay nhất.
Một bộ phim cao bồi miền viễn tây với những pha đấu súng kinh điển. Toàn bộ phim xoay quanh 2 cảnh quay chính là trên chiếc xe ngựa và trong quán trọ.

Ruth kẻ săn tiền thưởng trên đường giải Daisy về Red Rock để nhận tiền thưởng gặp cơn bão tuyết lớn. Trên đường đi anh đã gặp kẻ săn tiền thưởng người da đen khác là Warren và cảnh sát trưởng sắp nhậm chức của Red Rock, Mannix. 
Họ dừng chân nghỉ ở quán trọ Minnie. Warren phát hiện sự bất thường của quán trọ anh ta đề cao cảnh giác. Tại đây Warren đã trả thù cho những người da đen bị bắn chết sau khi bị bắt trong trận chiến Baton Rouge bằng cách để khẩu súng gần người đại tướng già Smithers và sỉ nhục con ông. Anh ta chỉ cần chờ Smithers cầm súng lên và Warren bắn Smithers như cách một người tự vệ vì bị tấn công.
Cái bẫy giăng sẵn ở quán trọ Minne đắt đầu phát huy tác dụng khi Ruth và OB chết do uống cà phê có pha chất độc. Lúc này Warren là người duy nhất còn sống có súng và ông biết Mannix không phải là thủ phạm vì Mannix suýt chết vì chuẩn bị uống ly cà phê có độc mà không hay biết.
Trong khi Warren và Mannix đang tra tìm thủ phạm thì Warren bị kẻ bắn trọng thương từ tầng hầm của nhà trọ. Lúc này Warren nhận ra nhân vật chính là Daisy nên khống chế Daisy và bắt kẻ dưới tầng hầm lộ diện. Băng cướp Domergue lộ hiện. Chính họ đã giết hết những người trong nhà trọ (trừ Smithers) và chờ Ruth đến để giải cứu Daisy.
Warren đã giết Jody (em trai của Daisy), bắn chết Joe Gage khi hắn lấy được khẩu súng giấu dướn bàn định tấn công Warren và Mannix.
Cuối cùng Mannix không vì món tiền thưởng mà phản bội Warren hai người đã treo cổ Daisy như Ruth mong muốn trước khi chết.
Phim kết thúc khi Mannix đọc lá thư của Tổng thống Lincoln gửi cho Warren.
Ngoài cảnh bão tuyết thê lương, máu me, bắn giết rợn người thì âm nhạc là mảng sáng của phim này. Bài nhạc rất hay!
Có vài chi tiết khá hay trong phim này:
  • Nghề săn tiền thưởng ở Mỹ đúng là thứ thuộc về văn hoá đặc trưng.
  • Cách một lãnh đạo như tổng thống Lincoln động viên thuộc cấp làm việc qua những bức thư thăm hỏi.
  • Người Mỹ có thể nói với nhau như thế nào cũng được nhưng không được động tay, động chân. 


06/04/2016

Spotlight (Spotlight)

  • Đạo diễn:Tom McCarthy
  • Năm phát hành:2015
  • Nước sản xuất:Mỹ
  • Diễn viên:
    • Liev Schreiber (Marty Baron)
    • Michael Keaton (Walter "Robby" Robinson)
    • Mark Ruffalo (Michael Rezendes)
    • Stanley Tucci (Mitchell Garabedian)
    • Jamey Sheridan (Jim Sullivan)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 trong 2 hạng mục
    • Phim hay nhất
    • Kịch bản gốc xuất sắc nhất.
Baron, tổng biên tập mới của tờ The Boston Globe, quyết định cùng nhóm Spotlight điều tra vụ ấu dâm của một linh mục. Sau khi phát hiện là linh mục này đã được điều chuyển nhiều lần qua nhiều nhà thờ một cách bất thường. Họ bắt đầu phát hiện ra một mô hình che đậy các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em của Tổng giáo phận công giáo La Mã Boston. 
Cuối cùng họ có trong tay 87 cái tên. Tuy nhiên vụ 11/9 xảy ra làm cho nước Mỹ chìm trong đau đớn. Họ phải tạm dừng việc phát hành bài báo công bố kết quả điều tra của mình. 
Sau khi thắng vụ kiện, nhóm được tiếp cận với các tài liệu mật được niêm phong ở toà án. Họ có trong tài bằng chứng Hồng Y Law biết sự việc xảy ra nhưng phớt lờ sự việc.
Đầu năm 2002, bài báo được đăng tải. Toà soạn ngập trong những cuộc điện thoại của các nạn nhân bị lạm dụng tình dục lúc còn nhỏ. Phim kết thúc với danh sách dài những địa điểm mà nhà thờ đã che dấu tội ấu dâm của các linh mục.
Xem xong bộ phim điều ấn tượng nhất là tinh thần làm việc của nhóm Spotlight, họ như những con ong, cần mẫn nhưng có tinh thần đồng đội để ra đời những sản phẩm vô cùng giá trị. Ước gì mình cũng có một đội như vậy.


05/04/2016

Người máy trỗi dậy (Ex Machina)

  • Đạo diễn: Alex Garland
  • Năm phát hành: 2015
  • Nước sản xuất: Anh
  • Diễn viên:
    • Domhnall Gleeson (Caleb Smith)
    • Alicia Vikander (Ava)
    • Oscar Isaac (Nathan Bateman)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất
Đây là một bộ phim khoa học viễn tưởng xoay quanh chàng lập trình viên Caleb. Câu trúng giải thưởng một tuần trải nghiệm trong ngôi nhà của CEO Blue Book, Nathan. Trong ngôi nhà rất an ninh và thông minh này, ngoài Nathan thì chỉ còn Kyoko, một nô lệ tình dục của Nathan, là người. Nathan đã tạo ra người máy có trí thông minh nhân tạo (AI) tên là Ava. Nathan muốn thông qua Caleb để tiến hành các bài kiểm tra xem Ava có cảm nhận được tình cảm, biết yêu và có dụ dỗ được Caleb không. Cuối cùng với sự giúp sức của Caleb, Ava phối hợp với một cô người máy khác giết chết Nathan, nhốt Caleb và thoát ra ngoài.
Bộ phim muốn gióng lên hồi chung cảnh báo loài người về một viễn cảnh không ra một ngày AI sẽ quay lại thống trị chúng ta và nhìn chúng ta như những con vượn mà thôi.


Người về từ cõi chết (The Revenant)

  • Đạo diễn: Alejandro G. Iñárritu
  • Năm phát hành: 2015
  • Nước sản xuất: Mỹ
  • Diễn viên:
    • Leonardo DiCaprio (Hugh Glass)
    • Tom Hardy (John Fitzgerald)
    • Forrest Goodluck (Hawk)
    • Will Poulter (Jim Bridger)
    • Domhnall Gleeson (Andrew Henry)
  • Giải thưởng: 3 giải Oscar 2016
    • Đạo diễn xuất sắc nhất
    • Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
    • Quay phim xuất sắc nhất
Câu chuyện xoay quanh triết lý tạo phúc được người trả phúc, còn trả thù là việc của tạo hoá và thật là vô nghĩa.
Glass dẫn đoàn đoàn thợ săn của Henry đi ngang qua khu vực hoang vắng để săn thì bị phục kích bởi những người thù địch Arikara. Glass và người con trai Hawk (con lai Pawnee) đang săn nai quay về cứu. Đoàn thiệt hại nặng nề, quyết định bỏ chiếc thuyền để đi đường bộ. Trên đường đi Glass bị một con gấu tấn công bị thương nặng. Sau khi cả đoàn vất vả kéo theo Glass và điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Henry nghe theo người có hiềm khích với Glass là Fitzgerald giúp Glass ra đi nhẹ nhàng nhưng cuối cùng Henry không nỡ và Henry thuê 3 người ở lại chăm sóc cho đến lúc khoẻ lại hoặc mất đi. Hawk và Bridger tình nguyện ở lại còn Fitzgerald thì muốn kiếm chút tiền bù đắp cho chuyến đi thất bát. 
Nhân lúc Bridger đi lấy nước, Fitzgerald muốn giết Glass cho rãnh nợ thì bị Hawk phát hiện và Fitzgerald đã giết Hawk trước sự chứng kiến đau đớn tột cùng của Glass. Sau đó Fitzgerald lừa Bridger rằng Hawk bỏ đi và quân Arikara tấn công tới. Hai người quyết bỏ Glass ở lại một mình và chạy thoát thân.
Glass tỉnh dậy, đau đớn chôn cất đứa con yêu quý của mình và giữ lại chiếc bình nước để dùng. Vượt qua muôn trùng khó khăn, thân thể bị thương tích nặng nề, quân Arikara đuổi riết phía sau lưng. Cuối cùng anh cũng gặp đường người Pawnee giúp đỡ, trị thương cho anh và trên đường về nhà anh đã cứu được Powaqua, người con gái của thủ lĩnh nhóm người Arikara, khỏi tay đám thương nhân người Pháp. Chính họ đã treo cổ người ân nhân Pawnee của Glass. Glass bị truy đuổi và làm đánh rơi chiếc bình nước của Hawk để lại. Ông phải sống sót bằng cách dùng thân của con ngựa để ủ ấm mình.
Thuộc hạ của Henry bắt được một người thương nhân có mang chiếc bình của Hawk. Henry mang theo đoàn người để tìm Hawk và cả đoàn người mừng vui khôn xuyết khi nhìn thấy người từ cõi chết hiện về Glass.
Ở nhà Fitzgerald lấy cắp tiền của Henry trốn đi. Henry và Glass đuổi theo. Henry bị bắn chết và Glass dùng mưu kế lừa Fitzgerald xuất hiện và có thể kết liễu Fitzgerald. Lúc này ông cảm thấy sự trả thù vô cùng vô nghĩa khi nhớ lại lời nói của người ân Pawnee lúc trước, sự trả thù giành cho đấng tạo hoá. Ông đẩy Fitzgerald theo dòng nước và gặp đoàn người Arikara đến. Họ giết Fitzgerald và tha cho Glass vì Glass là người ơn của họ.
Phim với phong cảnh hoành tráng nhưng rất buồn của mùa đông tuyết trắng. Rất nhiều kỹ năng để tồn tại trong cái thiên nhiên khắc nghiệt này được sử dụng như ăn thịt sống, ngủ trong hang, ủ ấm bằng da ngựa, ... Những chi tiết rất thú vị cho những ai chưa một lần trải qua mùa đông khắc nghiệt.


04/04/2016

Căn phòng (Room)

  • Đạo diễn: Lenny Abrahamson
  • Năm xuất bản: 2015
  • Nước sản xuất: Canada
  • Diễn viên:
    • Brie Larson (Joy "Ma" Newsome)
    • Jacob Tremblay (Jack Newsome)
    • Sean Bridgers (Old Nick)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Năm 16 tuổi, Joy nghe theo lời mẹ giúp đỡ một người đàn ông, Old Nick và bị ông này bắt cóc, nhốt cô vào nhà kho bẩn thỉu, biến cô thành nô lệ tình dục của hắn. Jack ra đời trong căn phòng đó. Căn phòng chỉ có thể nhìn lên bầu trời qua tấm kính lấy sáng trên mái, căn phòng chỉ có 1 chiếc giường ngủ, 1 bệ xí, 1 chiếc ti vi nhỏ xíu. 
Sinh nhật lần thứ năm của Jack, tức là 7 năm Joy sống trong căn phòng này, mở ra bước ngoặt cho cuộc đời hai mẹ con.Joy đã nghĩ ra kế giả chết để Jack thoát ra ngoài cầu cứu cảnh sát. Kế hoạch của cô thành công. Jack bước ra khỏi thế giới căn phòng và bắt đầu làm quen với mọi thứ xung quanh. Cậu bắt đầu tin cái cây, con mèo, con chó là có thật. Jack hoà nhập với cuộc sống xung quanh khá tốt.
Joy thì bị sốc nặng vì nhiều biến đổi quá. Cha mẹ cô đã li dị nhau, cha cô không chấp nhận Jack. Sau lần trả lời phỏng vấn truyền hình cô không thể trả lời tại sao không đề nghị Old Nick đưa Jack ra khỏi căn phòng mà cô lại muốn giữ bên cô. Cô tự vẫn. Sau đó Jack cắt mái tóc dài mà cậu thương yêu để gửi cho mẹ. Jack tin rằng mái tóc cậu cấy cho cậu ấy sức mạnh thì cũng cho mẹ cậu ấy sức mạnh. Joy nhận ra tình thương và nghị lực sống.
Cuối phim kết thúc ở cảnh Jack và Joe thăm lại căn phòng và Jack cảm thấy căn phòng như co lại vì cậu đã quen với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Xem phim mình tâm đắc nhất là cách người mẹ dạy con khôn lớn. Dạy con đánh răng, tập thể dục buổi sáng, dạy con làm bếp, kể chuyện con nghe, hát cho con ngủ. Có những thứ rất khó áp đặt cho con trẻ mà phải từ từ tìm cách giải thích phù hợp.
Một chi tiết cũng khá đắt là Jack nhận ra trong căn phòng tuy nhỏ nhưng thời gian như ngừng lại. Khi ra ngoài tự do, tự tại thì người ra lại rất ít thời gian và phải hối nhau nhanh lên, hết giờ rồi.

 


Max điên: Con đường tử thần (Mad Max:Fury Road)


  • Đạo diễn: George Miller 
  • Năm sản xuất: 2015
  • Nước sản xuất: Mỹ
  • Diễn viên:
    • Tom Hardy (Max Rockatansky)
    • Charlize Theron (Imperator Furiosa)
    • Hugh Keays-Byrne (Immortan Joe) 
  • Giải thưởng: Phim đạt 6 giải sau đây của Oscar 2016
    • Thiết kế phục trang đẹp nhất
    • Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất
    • Hoá trang xuất sắc nhất
    • Dựng phim xuất sắc nhất
    • Biên tập âm thanh xuất sắc nhất
    • Hoà âm hay nhất.
Xem xong phim nhớ nhất là chi tiết quyết định quay về sào huyệt của bạo chúa Immortan Joe. Ai cũng cho rằng đây là con đường chết, con đường của tử thần. Tuy nhiên chỗ nguy hiểm nhất lại là nơi an toàn nhất, không vào hang cọp sao bắt được cọp con. Trong tận cùng cái nguy hiểm sẽ cho ta con đường sống đó là giây phút chiến xa đi qua hẻm núi.
Nhắc đến hẻm núi thì không thể không nhắc đến Nux, người cuồn đạo, trung thành với bạo chúa vì anh tin rằng anh sẽ được đưa lên cổng thiên đàng. Tuy nhiên tình yêu đã làm anh thức tỉnh và quy lại cộng tác cùng Max và Furiosa. Chính sự hi sinh của anh thì cửa sinh cho cả đoàn người mới được mở ra. Anh đã thật sự đến cổng thiên đàng. Công thiên đàng chỉ mở ra cho những ai đi đúng con đường thiện mà thôi.
Có đánh nhau đau mới thành bạn tri kỷ đây là câu nói không hề sai đối với Max và Furiosa. Max là một tù binh và giống như định mệnh đưa anh đến với Furiosa. Anh xuất hiện như người anh hùng giúp đưa giấc mơ của Furiosa thành hiện thực. Giấc mơ giải phóng chính mình và trở lại quê hương Vuvalini Vùng Xanh.  
Phim vẫn theo mô típ cái thiện chiến thắng cái ác dù cho loài người có phát triển ra sao. Bối cảnh trong phim văn minh của loài người hoàn toàn sụp đổ, nhân tính biến mất chỉ còn lại những trận chiến sống còn để giành sự sống, giành nhu yếu phẩm như xăng. Phụ nữ bị biến thành những máy đẻ như các cô vợ của Joe.
Trong phim là cảnh sa mạc mênh mông chỉ còn lại cát và cát. Những trận bão cát dữ dội. 
Âm nhạc thì dồn dập, réo rắt.   

03/04/2016

Cô gái Đan Mạch (The Danish girl)

  • Đạo diễn: Tom Hooper
  • Năm xuất bản: 2015
  • Nước sản xuất: Anh
  • Diễn viên: 
    • Eddie Redmayne (Einar Wegener)
    • Alicia Vikander (Gerda Wegener)
    • Matthias Schoenaerts (Hans Axgil)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Bộ phim được chuyển thể từ quyển truyện cùng tên của David Elbeshoff xuất bản năm 2000. Xuyên suốt phim là quá trình tìm lại chính mình dù chỉ một vài khoảnh khắc nhỏ của người hoạ sĩ Einar Wegener. Từ sâu thẳm trong tâm hồn anh là một người phụ nữ nhưng thể xác anh là một người đàn ông. Với sự giúp sức của người vợ luôn yêu anh say đắm Gerda Wegener và người bạn từ thuở cởi truồng tắm mưa Hans Axgil anh đã phẫu thuật chuyển giới để tìm lại chính mình.  Tuy nhiên với giới hạn về trình độ y khoa lúc bấy giờ (năm 1920) nên ca phẫu thuật lần thứ hai đã thất bại. Einar Wegener đã ra đi vĩnh viễn tuy nhiên anh vô cùng mãn nguyện vì anh thật sự là mình, là cô Lili Elbe cho dù trong giây phút ngắn ngủi mà thôi. 
Phim rất hay, rất cảm động, cảnh quay đẹp. Một bộ phim rất đáng xem.
Có những con người cả đời đấu tranh để mình được là mình, thế mà cái thế giới này thật điên rồ cho những ai thật sự là mình mà phải đeo lại cái mặt nạ để mà sống.


02/04/2016

Kiếm tiền từ Facebook Fan Page

Nếu bạn có một Facebook fan page có số lượng người dùng lớn thì sau đây là một số cách kiếm tiền từ nó:

  1. Bán fan page: Rất nhiều công ty làm marketing online tìm kiếm những fan page thích hợp để mua lại. 
  2. Cho thuê fan page: Cho thuê theo thời gian hoặc bài viết. 
  3. Bán hàng online: Đây là cách không hiệu quả lắm nhưng có thể sử dụng được.
  4. Đăng quảng cáo: Lời khuyên là nên đăng quảng cáo lồng trong bài viết sẽ hiệu quả hơn.
  5. Affilitate-CPA: Đặt các liên kết cho các Affilitate hoặc các liên kết tính tiền qua CPA.

Đại suy thoái (The big short)

  • Đạo diễn: Adam MacKay
  • Năm sản xuất: 2015
  • Nước sản xuất: Mỹ
  • Diễn viên: 
    • Christian Bale (Michael Burry)
    • Steve Carell (Mark Baum)
    • Ryan Gosling (Jared Vennett)
    • Brad Pitt (Ben Rickert)
  • Giải thưởng: Oscar 2016 cho Phim có kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.
Bộ phim kể về cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 chuyển thể từ quyền sách cùng tên của Michael Lewis xuất bản năm 2010. Các sự kiên dồn dập, từ chuyên môn tài chính ngân hàng nhiều nên gây khó hiểu cho những người không quan tâm đến mảng này.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 bắt nguồn từ việc các ngân hàng cho vay các khoản Tín dụng thứ cấp để tiền đỗ vào thị trường bất động sản và thổi phồng nó lên đến mức báo động. Burry (giám đốc quỹ bảo hiểm rủi ro) đã phát hiện ra điều đó và hình thành ngay thị trường trao đổi tín dụng mặc định (CDS) để đánh cược với thị trường bất động sản.  Anh ta bắt đầu đánh cược với các công ty cho rằng thị trường nhà đất là an toàn. Khách hàng của anh ta cũng tin vậy nên nói anh ta điên khùng, phu phí tiền đầu tư của họ và tìm cách ngăn chặn anh ta. Theo thời gian, không ai đủ kiên nhẫn với anh ta, họ muốn rút tiền và anh ta đưa ra quy định mức trần cho việc rút tiền. Tất cả khách hàng của anh ta rất giận dữ. Cuối cùng điều anh ta dự đoán xảy ra, thị trường bất động sản sụp đỗ và anh ta đã lời 489%.
Trong những lúc khó khăn nhất, tồi tệ nhất thì chưa chắc là xấu. Bình tĩnh, thận trọng xem xét đôi khi nó lại là cơ hội lớn. 


        Người đàm phán (Bridge of Spies)


        • Đạo diễn: Steven Spielberg
        • Năm phát hành: 2015
        • Nước sản xuất: Mỹ
        • Diễn viên: Tom Hanks (James B. Donovan), Mark Rylance (Rudolf Abel) , Amy Ryan (Mary Donovan), Alan Alda (Thomas Watters)
        • Giải thưởng: 
          • Oscar cho Diễn viên phụ xuất sắc nhất
        Đây chắc hẳn là một bộ phim rất hấp dẫn cho những ai muốn học tập kinh nghiệm đàm phán. Donovan hai lần đàm phán xuất sắc: Lần 1 để tránh án tử cho Abel, lần 2 đổi Abel lấy Powers và Pryor. Một số điểm hay có thể học hỏi được:

        • Đối phương cần gì: Được sử dụng khi truyền thông điệp qua chàng thanh niên trẻ ở sứ quan Nga.
        • Cho đối phương thấy lợi ích trong việc chấp thuận đề nghị của mình: Được sử dụng khi gặp Chánh án.
        • Chọn kênh đàm phán phù hợp.
        • Đứng vững lập trường 
        • Xuất phát từ lòng chân thành muốn đi đến kết quả cuối cùng.
        Những gì còn sót lại sau khi xem bộ phim này là sự tàn khốc của chiến tranh lạnh. Người ta đang sống trong tâm trạng chiến tranh có thể xảy ra bất kể lúc nào thì thật là kinh khủng. Mong sao cho thế giới đừng bao giờ quay lại cái thời kì chết tiệt đó.

        23/09/2015

        Chuyện về cái thùng gánh nước bị nứt

        Xưa, có người dùng hai cái thùng gỗ lớn để gánh nước. Theo thời gian, một trong hai cái bị nứt, vì vậy khi gánh nước từ giếng về thì chỉ còn một nửa nước trong thùng nứt.
         

        chuyen_cai_thung_nuoc
         
        Cái thùng còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn cái bị nứt luôn cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, cái thùng nứt nói với người chủ:

        - Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!
        - Ngươi xấu hổ về chuyện gì?
        - Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.
        - Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Người chủ từ tốn trả lời.

        Quả thật, dọc theo vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ phần nào, nhưng rồi, về đến nhà, nó chỉ còn phân nửa nước nên lại ray rứt:

        - Tôi xin lỗi ông…
        - Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.

        Bài Học Rút Ra:

        Nếu chúng ta là cái thùng nứt thì hãy tận dụng vết nứt của mình.
        Người xưa thường nói: “Dụng nhân như dụng mộc”. Nghĩa là như người thợ mộc tận dụng tất cả các loại gỗ lớn nhỏ tốt xấu để làm nên những chi tiết khác nhau, cũng vậy, dùng người cũng phải biết đặc điểm của từng cá nhân mà phân công lao động hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

        Người gánh nước trong câu chuyện, khi chưa đủ điều kiện để khắc phục hoặc thay thế cái thùng nứt thì đã khai thác khía cạnh hữu ích của vết nứt, hơn là bực bội, thất vọng về nó. Tận dụng nước rò rỉ từ cái chậu nứt để tưới hoa, lấy hoa tươi trang trí nhà cửa đẹp đẽ là một thái độ ứng xử đầy yêu thương và tuệ giác.

        Quan trọng hơn chính là thái độ của cái thùng nứt. “Nhân vô thập toàn”, không ai là người hoàn hảo cả, nói cách khác ai cũng là cái thùng nứt, khác chăng là nứt nhiều hay nứt ít, nứt ngang hay nứt dọc mà thôi. Đừng tự ti hay mặc cảm về “vết nứt” của mình.
        Trước hết, nên quán sát về những ưu điểm của bản thân để vui sống. Ngoại hình không đẹp, không sao, vì mình có đời sống nội tâm, nhân hậu, thương người. Công việc thu nhập thấp, cũng chẳng hề gì, vì đó là một nghề lương thiện, chính đáng. Đời sống chưa cao, nhưng chẳng sao, vì xung quanh ta còn vô số kẻ đói nghèo v.v… Thấy được như vậy, cuộc sống sẽ thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

        Tập nhận diện thật kỹ và sâu sắc về các “vết nứt” của mình để thấy được những điểm tích cực, hữu ích của nó. Một hạn chế về học vấn sẽ giúp ta trở nên khiêm cung, không kiêu căng tự mãn. Một khiếm khuyết về sức khỏe sẽ giúp ta biết trân quý sự sống, không tự tàn hại thân thể, biết nâng đỡ và tương trợ lẫn nhau… Xung quanh ta có nhiều người khuyết tật, tàn nhưng không phế, vẫn cố vượt lên hoàn cảnh. Phải quan sát và suy nghĩ cho đến lúc ta thấu hiểu và sống hài hoà với “vết nứt” của chính mình.
        Còn nữa, nhờ “nứt” mới thấy “lành”; “nứt” đã làm nổi bật “lành”. Như hai mặt trước và sau của tấm huy chương.


         
        Truyện ngụ ngôn !

        15/08/2015

        Cái giá của việc dùng enum

        Bài học về chiếc ròng rọc ở môn Vật lý lớp 7 tôi học được luôn luôn đi theo suốt cuộc đời mình: Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Không có cái gì là hoàn mỹ cả, đồng tiền thì có hai mặt mà. Trong lập trình Android thì ENUM là công cụ rất thuận tiện khi chúng ta cần diễn đạt một tập những giá trị hữu hạn hằng số của một đối tượng, thuộc tính nào đó. Vậy thì cái giá phải trả cho nó là gì?
        Bạn có thể truy xuất trang web: 
        https://developer.android.com/training/articles/memory.html và bạn có thể thấy dòng sau đây: "Enums often require more than twice as much memory as static constants. You should strictly avoid using enums on Android." Câu này có nghĩa là "Enums thường cần 2 lần dung lượng bộ nhớ so với hằng số tĩnh. Bạn nên tuyệt đối tránh dùng enum trong Android".
        Các bạn cũng biết rằng chương trình Android sẽ được biên dịch thành dạng DEX và load vào bộ nhớ chính khi thực thi chúng. Do đó kích thước của chương trình sau khi biên dịch rất quan trọng.  
        Sau đây là một thí nghiệm nhỏ. Có một chương trình sau khi biên dịch sang dạng DEX có kích thước 2556 bytes. Sau đó tác giả thêm class sử dụng hằng số như sau:
        public static final int V1=1;
        public static final int V2=2;
        public static final int V3=3;
        int function(int v){
        switch (v) {
        case V1:
        return -1;
        case V2:
        return -2;
        case V3:
        return -3;
        }
        return 0;
        }
         Sau khi biên dịch sang dạng DEX, kích thước chương trình là 2680 bytes, tăng 124 bytes.
        Thay class trên bằng cách dùng enum:

        public static enum Value{

        V1,
        V2,
        V3
        };
        int function(Value v){
        switch (v) {
        case V1:
        return -1;
        case V2:
        return -2;
        case V3:
        return -3;
        }
        return 0;
        } 
         Khi biên dịch sang dạng DEX kích thước chương trình lúc này là 4188 bytes tăng lên 1632 bytes (13 lần so với dùng hằng kiểu int. Cứ mỗi hằng enum thì cần thêm 20bytes bộ nhớ so với dùng hằng số int). Như vậy chỉ cần dùng thêm một kiểu enum thì kích thước chương trình tăng thêm kinh khủng như vậy đó. Nếu chúng ta dùng vài chục enum trong một chương trình thì lượng bộ nhớ chúng ta phí phạm sẽ thế nào?
        Câu hỏi đặt ra không dùng enum vậy có cách gì khác không? Câu trả lời là ngoài cách sử dụng hằng số tĩnh như ở trên thì Android còn cung cấp cho chúng ta công cụ @IntDef annotation. Ngoài ra nếu chúng ta quen dùng enum thì có thể chọn cách dùng ProGuard để chuyển enum thành int value trước khi biên dịch cũng được nhưng cách này hơi khó khăn.
        (Bài viết tham khảo từ Internet)

        14/08/2015

        Củ hay quả

        Tối qua ngồi bao tập, sách cho con vào lớp một, giật mình khi mở đúng trang sách:



        Tại sao nó quá ấn tượng với mình vì vào khoảng năm 2005 mình từng bị một PGS-Tiến sĩ triết học chửi té khói ngay trên lớp học vì dám tranh luận với ông là phải gọi là quả lạc (quê tôi gọi là trái đậu phộng, huyện có sản lượng đậu phộng cao nhất nước) chứ không phải củ lạc. Ông miệt thị tôi không từ lời lẽ nào trước lớp học vì theo ông phải gọi là củ lạc cơ! Vì theo ông thì quả là phải do hoa thụ phấn mà thành và hoa phải ra từ nách lá. Nói đến đây mình mới vỡ lẽ ra là ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy cánh đồng vàng tươi hoa đậu phộng (hoa lạc) ở quê tôi. Do đó tôi im lặng và không tranh luận nữa vì tôi cứ cho là mình đang chọc phải người điên vậy.
        Hôm nay sau 10 năm tôi mới vở lẽ ra đâu phải riêng ông mà còn nhiều người học cao hiểu rộng vẫn nhầm lẫn củ và quả.
        Ông bà xưa vậy mà giỏi vì có câu "thương nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo". Vậy mà sách của nhà xuất bản giáo dục lại gọi là "củ ấu". Ấu ra từ hoa và kết quả. Đến khi chín mới rụng xuống bùn. Bà con vớt nó lên từ bùn và nhầm tưởng nó là củ nhưng thật ra nó là quả (trái).


        19/07/2015

        Lượm lặt Đà Nẵng


        Chuyến bay sớm của hãng hàng không Việt Nam mang số hiệu VN104 vừa đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, tôi hồ hởi bước xuống sân bay, một luồng khí nóng hắt vào mặt cứ tưởng chừng như lửa từ Hoả Diệm Sơn thổi vào người vậy dù rằng chưa quá 9 giờ sáng. Lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất có nhiều giai thoại như Đà Nẵng. Nơi có người con ưu tú Nguyễn Bá Thanh vừa từ giả cuộc đời bỏ lại sau lưng bao lo toan của thế sự.
        Tôi đón chiếc taxi màu xanh của hãng Mai Linh, tài xế là anh rất trẻ và vui vẻ. Anh đưa tôi thẳng đến khu công nghiệp phần mềm Đà Nẵng trên đường Quang Trung. Cũng có cái hay hay ở Sài Gòn thì có khu công viên phần mềm Quang Trung thì ở Đà Nẵng trên đường Quang Trung lại có khu công viên phần mềm. Sau một lúc bối rối trước vẻ tráng lệ của toà cao ốc tôi cũng tìm ra công ty khách hàng với sự trợ giúp khá vui tính của bác bảo vệ.
        Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với người khá thú vị như anh. Anh là người Nhật, cùng tuổi với tôi. Anh là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty mà công ty tôi đang hợp tác. Ngoài ra anh con cho tôi biết anh còn làm chủ hai khách sạn Nhật ở Đà Nẵng và một công ty địa ốc. Lần đầu anh du lịch đến Đà Nẵng anh đi tìm nhà hàng bán món ăn Nhật ở Đà Nẵng nhưng anh không tìm được đó là lý do anh cho ra đời hai nhà hàng Nhật ở đây. Chắc các bạn cũng biết người Nhật đã làm ăn với Việt Nam chúng ta từ thế kỷ 17 qua cửa ngõ Hội An từ thời Đàng Trong, chúa Nguyễn. Thương cảng Hội An là thương cảng sầm uất ngày đó. Do đó ngày nay người Nhật nào du lịch Việt Nam họ cũng muốn ghé thăm Hội An mà thăm Hội An thì chắc hẳn họ sẽ ghé Đà Nẵng. Những người Nhật tôi biết ai ai cũng thích Đà Nẵng và cho rằng Đà Nẵng là nơi đáng sống nhất Việt Nam. Do đó các bạn cũng đoán được sự thành công của hai nhà hàng hàng của anh bạn tôi kẻ ở trên rồi đó. Thật nhạy bén, thật thú vị. Ngoài ra anh còn rất vui vẻ, thân thiện và hiếu khách. Anh biết tôi lần đầu đến Đà Nẵng nên trưa anh mời tôi món mì quảng, món ăn nổi tiếng nhất xứ quảng. 
        Câu chuyện kế tiếp tôi muốn kể cho các bạn là câu chuyện về uống cà phê ở Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành công việc xong tôi và người bạn Nhật bước vào một quán cà phê ở Đà Nẵng để uống cà phê, tám và đợi đến giờ tôi ra sân bay quay về Sài Gòn. Nhân viên phục vụ quán ra hỏi anh uống gì. Tôi nói là uống cà phê đen thì người này mới hỏi lại là đen hay đen Sài Gòn. Ôi trời ơi người Sài Gòn mà không biết cà phê đen Sài Gòn nó ra làm sao tôi mới hỏi lại: Em ơi em cà phê đen khác cà phê đen Sài Gòn như thế nào vậy em? Cô nhân viên với tươi cười đáp cà phê đen Sài Gòn nó to hơn anh à. Tôi nghe bàn kế bên gọi cà phê nâu tôi liền thắc mắc tiếp thế cà phê nâu là sao? Em liền đáp: Cà phê đen là có đường, cà phê nâu là pha sữa mà không phà đường. Anh bạn tôi liền nói vậy cho đen Sài Gòn mà không có đường được không? Em viết vội vào tờ giấy và khẽ gật đầu. Tôi nói thêm vậy thì anh cũng Sài Gòn không đường em nhé. 
        Hai người ngồi nói chuyện thật lâu cũng chưa thấy hai ly cà phê mang ra tôi mới nói đùa: Chắc là cà phê chưa hái nên mới lâu vậy. Cuối cùng thì hai ly cà phê cũng được mang ra. Em phục vụ nhanh nhẩu nói: Cà phê em là cà phê sạch phải rang, xay nên hơi bị lâu hai anh thông cảm nha! Tôi vội đưa ly cà phê lên nếm vị xem cà phê sạch Đà Nẵng có gì khác Sài Gòn không. Không đắng như cà phê bắp, hương thơm và vị nhạt nhạt đúng là cái vị cà phê sạch. Đôi khi chúng ta thường đưa ra nhưng nhận xét cảm tính khi chưa đủ thông tin giống như tôi không biết quán cà phê này là cà phê sạch nên khi đợi lâu đã đưa ra những kết luận vội vàng.
        Cuộc vui nào cũng tàn, đã đến giờ tôi chia tay người bạn để ra sân bay. Tôi gọi xe taxi Vinasun vì tôi chỉ có số của hãng này do anh bảo vệ quán cà phê cho. Tôi bất ngờ khi nhận được tin nhắn của Vinasun báo tôi số xe, tên tài xế, số điện thoại của tài xế của xe sẽ đón tôi. Chiếc xe Mai Linh trờ tới ra hiệu tôi đi không? Cước của hãng Mai Linh rẻ hơn một tí và anh bảo vệ khuyên tôi nên đi xe này. Tôi đang chần chừ vì cái tin nhắn lúc nãy thì xe Vinasun đến. Tôi khoát tay từ chối xe Mai Linh và lên xe Vinasun và trong đầu tôi cứ mơn man về sự hiện đại của hệ thống taxi Vinasun, họ có cả bản đồ chỉ đường như khi tôi đi taxi ở Nhật để tài xế không ăn gian khách hàng mà chọn đường vòng. Nếu không có cái tin nhắn kia chắc hẳn tôi đã lên xe Mai Linh và Vinasun đã mất đi một khách hàng.
        Chuyến bay muộn mang số hiệu VN7131 của hãng hàng không Việt nam đưa tôi trở về Sài Thành vào sáng sớm hôm sau kết thúc chuyến đi Đà Nẵng ngắn ngủi, gặp được những con người rất thú vị, được thực tập lý thuyết đàm phán trong công việc thực tế. Một chuyến đi thú vị.

        27/05/2015

        Luật biểu tình

        Gần đây có tin Quốc hội sẽ dời việc xem xét Luật biểu tình sang Quốc hội sau và hôm nay trên báo Dân Trí có bài viết:"Đại biểu hối thúc Luật Biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền". Folami mạng phép thăm dò các bạn về ý kiến của các bạn liên quan đến vấn đề này: