Đề bài:
Cho tam giác ABC có góc B nhọn và $\widehat{B}=2\widehat{C}$. Kẻ đường cao AH. Trên tia đối của tia BA lấy điểm K sao cho BK = BH . Chứng minh:
a) Đường thẳng KH đi qua trung điểm của cạnh AC.
b) BC - AB = 2BH
Bài giải:
Live, Learn, Work And Share
Đề bài:
Cho tam giác ABC có góc B nhọn và $\widehat{B}=2\widehat{C}$. Kẻ đường cao AH. Trên tia đối của tia BA lấy điểm K sao cho BK = BH . Chứng minh:
a) Đường thẳng KH đi qua trung điểm của cạnh AC.
b) BC - AB = 2BH
Bài giải:
Đề bài:
Cho dãy tỉ số bằng nhau:
$\frac{a}{b}=\frac{b}{c}=\frac{c}{d}=-\frac{2}{3}$
và a+2d = 690. Tìm a, b, c, d
Bài giải:
Ta có:
$\frac{a}{b}=\frac{b}{c}=\frac{c}{d}=-\frac{2}{3}$
$\Rightarrow \left\{ \begin{array}{ll} a = -\frac{2}{3}b\\ b = -\frac{2}{3}c \\ c = -\frac{2}{3}d\\\end{array} \right.$
$\Rightarrow a = (-\frac{2}{3})(-\frac{2}{3})(-\frac{2}{3}) d$
$\Rightarrow a =-\frac{8}{27}d$
Mà:
a + 2d = 690
$\Rightarrow -\frac{8}{27}d + 2d = 690$
$\Rightarrow \frac{46}{27}d = 690$
$\Rightarrow$ d = 405
$c = -\frac{2}{3}d =(-\frac{2}{3}) 405 = -270$
$b = -\frac{2}{3}c =(-\frac{2}{3})(-270) = 180$
$a = -\frac{2}{3}b = (-\frac{2}{3}) 180 = -120$
Đáp số: $\boxed{a = -120, b = 180, c = -270, d = 405}$
Đề bài:
Chia 200 quả táo cho 19 đứa trẻ sao cho không không có hai đứa trẻ nào nhận được số táo bằng nhau (mỗi đứa trẻ nhân được ít nhất 1 quả táo). Hỏi một đứa trẻ có thể được tối đa bao nhiêu quả táo?
Bài giải:
Không mất tính tổng quát thì ta giả sử đứa bé nhận được táo nhiều nhất đứng sau cùng, bé thứ 19. Để bé thứ 19 nhận được nhiều táo nhất thì 18 bé đầu phải nhận số táo ít nhất.
Bé thứ nhất nhận được ít nhất là 1 quả táo
Bé thứ hai nhận được ít nhất là 2 quả táo
Bé thứ ba nhận được ít nhất là 3 quả táo
...
Bé thứ 18 nhận được ít nhất là 18 quả táo
Tổng số quả táo của 18 bé đầu là:
1 + 2 + 3 + ...+18 = $\frac{18 (1+18)}{2}$ = 171 (quả táo)
Vậy bé thứ 19 nhận được số táo nhiều nhất là: 200 - 171 = 29 (quả táo)
Đáp số: Một đứa trẻ có thể được tối đa 29 quả táo.
Đề bài:
Có 8 quả bóng trắng, 12 quả bóng xanh, 10 quả bóng vàng và 9 quả bóng đỏ trong túi. Hỏi phải lấy ít nhất bao nhiêu quả bóng mà không cần nhìn để có đủ cả bốn loại bóng trắng, bóng xanh, bóng đỏ, bóng vàng?
Bài giải:
Tổng số quả bóng trong túi là: 8 + 12 + 10 + 9 = 39 (quả bóng)
Để chắc chắn có 1 quả bóng trắng thì cần lấy ít nhất: 39 - 8 + 1 = 32 (quả bóng)
Để chắc chắn có 1 quả bóng xanh thì cần lấy ít nhất: 39 - 12 + 1 = 28 (quả bóng)
Để chắc chắn có 1 quả bóng vàng thì cần lấy ít nhất: 39 - 10 + 1 = 30 (quả bóng)
Để chắc chắn có 1 quả bóng đỏ thì cần lấy ít nhất: 39 -9 + 1 = 31 (quả bóng)
Vậy để chắc chắn có đủ cả bốn loại bóng trắng, bóng xanh, bóng đỏ, bóng vàng thì cần lấy ít nhất 32 quả bóng.
Đề bài:
Hiện nay tổng số tuổi của An và cha bạn ấy là 51. Ba năm trước tuổi của cha An gấp 4 lần tuổi của An. Hỏi tuổi của An hiện nay.
Bài giải:
Tổng số tuổi của An và cha An 3 năm trước là 51 -6 = 45 (tuổi)
$\text{45 tuổi}\left\{ \begin{array}{ll} \text{ Tuổi cha An (3 năm trước)}: & \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}\\ \text{ Tuổi An (3 năm trước)}:& \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm} \rule{10mm}{.1pt} \rule[-2mm]{0.1pt}{4mm}%\\ \end{array} \right.$Tuổi của con ba năm trước là 45 : ( 4 + 1) = 9 (tuổi)
Tuổi của con hiện giờ là: 9 + 3 = 12 (tuổi)
Đáp số: 12 tuổi.
Đề bài:
Tính: $B = \frac{5^2}{10.15}+\frac{5^2}{15.20}+\cdots+\frac{5^2}{190.195}+\frac{5^2}{195.200}$
Bài giải:
Ta có:
$\frac{5^2}{10.15}=5(\frac{1}{10} - \frac{1}{15})$
$\frac{5^2}{15.20}=5(\frac{1}{15} - \frac{1}{20})$
$\cdots$
$\frac{5^2}{190.195}=5(\frac{1}{190} - \frac{1}{195})$
$\frac{5^2}{195.200}=5(\frac{1}{195} - \frac{1}{200})$
Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:
$B = 5(\frac{1}{10} - \frac{1}{15})+ 5(\frac{1}{15} - \frac{1}{20})+\cdots$
$+5(\frac{1}{190} - \frac{1}{195})+5(\frac{1}{195} - \frac{1}{200})$
$\require{cancel}=5 (\frac{1}{10} -\cancel{ \frac{1}{15}} + \cancel{\frac{1}{15}} -\cancel{\frac{1}{20}}+\cdots$
$+\cancel{\frac{1}{190}} -\cancel{\frac{1}{195}}+\cancel{\frac{1}{195}} - \frac{1}{200})$
$= 5 (\frac{1}{10} - \frac{1}{200})$
$= 5 (\frac{20}{200} - \frac{1}{200})$
$= 5 \frac{20-1}{200}$
$= 5 \frac{19}{200}$
$= \frac{19}{40}$
Đề bài:
Tính nhanh: $B=\frac{5}{12.17}+\frac{35}{17.18}-\frac{39}{18.21}+\frac{15}{21.36}$
Bài giải:
Ta có:
$\frac{5}{12.17}=\frac{1}{12}-\frac{1}{17}$
$\frac{35}{17.18}=\frac{1}{17}+\frac{1}{18}$
$\frac{39}{18.21}=\frac{1}{18}+\frac{1}{21}$
$\frac{15}{21.36}=\frac{1}{21}-\frac{1}{36}$
Suy ra:
$B=\frac{5}{12.17}+\frac{35}{17.18}-\frac{39}{18.21}+\frac{15}{21.36}$
$\require{cancel}=(\frac{1}{12}-\frac{1}{17})+(\frac{1}{17}+\frac{1}{18})-(\frac{1}{18}+\frac{1}{21})+(\frac{1}{21}-\frac{1}{36})$
$=\frac{1}{12}-\cancel{\frac{1}{17}}+\cancel{\frac{1}{17}}+\cancel{\frac{1}{18}}-\cancel{\frac{1}{18}}-\cancel{\frac{1}{21}}+\cancel{\frac{1}{21}}-\frac{1}{36}$
$=\frac{1}{12}-\frac{1}{36}$
$=\frac{3}{36}-\frac{1}{36}$
$=\frac{3-1}{36}$
$=\frac{2}{36}$
$=\frac{1}{18}$
Vậy: $B =\frac{1}{18}$
Đề bài:
Tìm x biết:
$\frac{x}{1.2}+\frac{x}{2.3}+\frac{x}{3.4}+\cdots+\frac{x}{2020.2021}=-1$
Bài giải:
$\frac{x}{1.2}+\frac{x}{2.3}+\frac{x}{3.4}+\cdots+\frac{x}{2020.2021}=-1$
$\iff x(\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+\cdots+\frac{1}{2020.2021})=-1$
$\require{cancel}\iff x(\frac{1}{1}-\cancel{\frac{1}{2}}+\cancel{\frac{1}{2}}-\cancel{\frac{1}{3}}+\cancel{\frac{1}{3}}-\cancel{\frac{1}{4}}+\cdots+\cancel{\frac{1}{2020}}-\frac{1}{2021})=-1$
$\iff x (\frac{1}{1} -\frac{1}{2021}) = -1 $
$\iff x (\frac{2021}{2021} -\frac{1}{2021}) = -1 $
$\iff x \frac{2021-1}{2021} = -1 $
$\iff x \frac{2020}{2021} = -1 $
$\iff x = -\frac{2021}{2020} $
Đề bài:
Tính hợp lý: $\frac{1}{2.3}-\frac{8}{3.5}+\frac{4}{5.9}-\frac{22}{9.13}+\frac{31}{13.18}$
Bài giải:
Ta có:
$\frac{1}{2.3} = \frac{1}{2}-\frac{1}{3}$
$\frac{8}{3.5} = \frac{1}{3}+\frac{1}{5}$
$\frac{4}{5.9} = \frac{1}{5}-\frac{1}{9}$
$\frac{22}{9.13} = \frac{1}{9}+\frac{1}{13}$
$\frac{31}{13.18} = \frac{1}{13} + \frac{1}{18}$
Suy ra:
$\frac{1}{2.3}-\frac{8}{3.5}+\frac{4}{5.9}-\frac{22}{9.13}+\frac{31}{13.18}$
$=( \frac{1}{2}-\frac{1}{3})-(\frac{1}{3}+\frac{1}{5})+(\frac{1}{5}-\frac{1}{9})-( \frac{1}{9}+\frac{1}{13})+(\frac{1}{13} + \frac{1}{18})$
$\require{cancel}=\frac{1}{2}-\frac{1}{3}-\frac{1}{3}-\cancel{\frac{1}{5}}+\cancel{\frac{1}{5}}-\frac{1}{9}-\frac{1}{9}-\cancel{\frac{1}{13}}+\cancel{\frac{1}{13}} + \frac{1}{18}$
$=\frac{1}{2}-2\frac{1}{3}-2\frac{1}{9}+ \frac{1}{18}$
$=\frac{9}{18}-2\frac{6}{18}-2\frac{2}{18}+ \frac{1}{18}$
$=\frac{9-12-4+1}{18}$
$=\frac{-6}{18}$
$=\frac{-1}{3}$
Đề:
Tính nhanh: $M=\frac{5}{28}+\frac{5}{70}+\frac{5}{130}+\frac{5}{208}$
Bài giải:
Ta có:
$\frac{5}{28}=\frac{5}{4.7}=\frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\frac{1}{7})$
$\frac{5}{70}=\frac{5}{7.10}=\frac{5}{3}(\frac{1}{7}-\frac{1}{10})$
$\frac{5}{130}=\frac{5}{10.13}=\frac{5}{3}(\frac{1}{10}-\frac{1}{13})$
$\frac{5}{208}=\frac{5}{13.16}=\frac{5}{3}(\frac{1}{13}-\frac{1}{16})$
Cộng vế theo vế các đẳng thức trên ta thu được:
$M = \frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\frac{1}{7})+\frac{5}{3}(\frac{1}{7}-\frac{1}{10})+\frac{5}{3}(\frac{1}{10}-\frac{1}{13})+\frac{5}{3}(\frac{1}{13}-\frac{1}{16})$
$\require{cancel}=\frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\cancel{\frac{1}{7}}+\cancel{\frac{1}{7}}-\cancel{\frac{1}{10}}+\cancel{\frac{1}{10}}-\cancel{\frac{1}{13}}+\cancel{\frac{1}{13}}-\frac{1}{16})$
$=\frac{5}{3}(\frac{1}{4}-\frac{1}{16})$
$=\frac{5}{3}(\frac{4}{16}-\frac{1}{16})$
$=\frac{5}{3}\frac{4-1}{16}$
$=\frac{5}{3}\frac{3}{16}$
$=\frac{5}{16}$
Đáp số: $M=\frac{5}{16}$
Đề:
Tính:
$A=\frac{3^2}{5.14}+\frac{3^2}{7.18}+\frac{3^2}{9.22}+\frac{3^2}{11.26}+\frac{3^2}{13.30}$
Bài giải:
Ta có:
$2\frac{3^2}{5.14} = \frac{3^2}{5.7}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\frac{1}{7})$
$2\frac{3^2}{7.18} = \frac{3^2}{7.9}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{7}-\frac{1}{9})$
$2\frac{3^2}{9.22} = \frac{3^2}{9.11}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{9}-\frac{1}{11})$
$2\frac{3^2}{11.26} = \frac{3^2}{11.13}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{11}-\frac{1}{13})$
$2\frac{3^2}{13.30} = \frac{3^2}{13.15}=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{13}-\frac{1}{15})$
Cộng vế theo vế các đẳng thức trên ta có:
$\require{cancel}2A=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\frac{1}{7})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{7}-\frac{1}{9})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{9}-\frac{1}{11})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{11}-\frac{1}{13})+\frac{3^2}{2}(\frac{1}{13}-\frac{1}{15})$
$=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\cancel{\frac{1}{7}}+\cancel{\frac{1}{7}}-\cancel{\frac{1}{9}}+\cancel{\frac{1}{9}}-\cancel{\frac{1}{11}}+\cancel{\frac{1}{11}}-\cancel{\frac{1}{13}}+\cancel{\frac{1}{13}}-\frac{1}{15})$
$=\frac{3^2}{2}(\frac{1}{5}-\frac{1}{15})$
$=\frac{3^2}{2}(\frac{3}{15}-\frac{1}{15})$
$=\frac{3^2}{2}\frac{3-1}{15}$
$=\frac{3^2}{2}\frac{2}{15}$
$=\frac{3}{5}$
Vậy $A=\frac{3}{10}$
Đề:
Tính (Không sử dụng máy tính)
$A = 1 + \frac{1}{12}+\frac{1}{20}+\frac{1}{30}+\cdots+\frac{1}{506}+\frac{1}{552}$
Bài giải:
Ta có:
1 = 1
$\frac{1}{12}=\frac{1}{3.4}=\frac{1}{3}-\frac{1}{4}$
$\frac{1}{20}=\frac{1}{4.5}=\frac{1}{4}-\frac{1}{5}$
$\frac{1}{30}=\frac{1}{5.6}=\frac{1}{5}-\frac{1}{6}$
$\cdots$
$\frac{1}{506}=\frac{1}{22.23}=\frac{1}{22}-\frac{1}{23}$
$\frac{1}{552}=\frac{1}{23.24}=\frac{1}{23}-\frac{1}{24}$
Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:
$\require{cancel} A = 1+ \frac{1}{3}-\cancel{\frac{1}{4}}+\cancel{\frac{1}{4}}-\cancel{\frac{1}{5}}+\cancel{\frac{1}{5}}-\cancel{\frac{1}{6}}+\cdots+\cancel{\frac{1}{22}}-\cancel{\frac{1}{23}}+\cancel{\frac{1}{23}}-\frac{1}{24}$
$=1+\frac{1}{3}-\frac{1}{24}$
$=\frac{24}{24}+\frac{8}{24}-\frac{1}{24}$
$=\frac{24+8-1}{24}$
$=\frac{31}{24}$
Vậy:
$A =\frac{31}{24}$
Đề bài:
Tính nhanh
$\frac{3}{4.7}+\frac{3}{7.10}+\frac{3}{10.13}+...+\frac{3}{25.28}$
Bài giải:
Ta có:
$\frac{3}{4.7} = \frac{1}{4} - \frac{1}{7}$
$\frac{3}{7.10} = \frac{1}{7} - \frac{1}{10}$
$\frac{3}{10.13} = \frac{1}{10} - \frac{1}{13}$
$\cdots$
$\frac{3}{25.28} = \frac{1}{25} - \frac{1}{28}$
Cộng các đẳng thức vế theo vế ta có:
$\frac{3}{4.7}+\frac{3}{7.10}+\frac{3}{10.13}+...+\frac{3}{25.28}$
$\require{cancel}=\frac{1}{4} - \cancel{\frac{1}{7}}+\cancel{ \frac{1}{7}} -\cancel{ \frac{1}{10}}+\cancel{\frac{1}{10}} -\cancel{ \frac{1}{13}}+\cdots+\cancel{ \frac{1}{25}} - \frac{1}{28}$
$=\frac{1}{4}- \frac{1}{28}$
$=\frac{7}{28}- \frac{1}{28}$
$=\frac{7-1}{28}$
$=\frac{6}{28}$
$=\frac{3}{14}$
Đề bài:
Tính giá trị biểu thức:
$\frac{1}{11.12}+\frac{5}{12.17}+\frac{9}{17.26}+\frac{1}{26.3}$
Bài giải:
Ta có:
$\frac{1}{11.12} = \frac{1}{11} - \frac{1}{12}$
$\frac{5}{12.17} = \frac{1}{12} - \frac{1}{17}$
$\frac{9}{17.26} = \frac{1}{17} - \frac{1}{26}$
$\frac{1}{26.3} = \frac{1}{26.3}$
Cộng các biểu thức trên vế theo vế ta có:
$\frac{1}{11.12}+\frac{5}{12.17}+\frac{9}{17.26}+\frac{1}{26.3}= $
$\require{cancel}=\frac{1}{11} - \cancel{\frac{1}{12}}+ \cancel{\frac{1}{12}} - \cancel{\frac{1}{17}}+ \cancel{\frac{1}{17}} - \frac{1}{26} + \frac{1}{26.3}$
$=\frac{1}{11}- \frac{1}{26} + \frac{1}{26.3}$
$=\frac{1}{11}-\frac{2}{26.3}$
$=\frac{1}{11}-\frac{1}{13.3}$
$=\frac{1}{11}-\frac{1}{13.3}$
$=\frac{39-11}{11.39}$
$=\frac{28}{429}$
Đề bài:
Tính giá trị biểu thức:
M = $\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+\frac{1}{5.7}+..+\frac{1}{2019.2021}$
Bài giả:
Ta có:
$\require{cancel} \frac{1}{1.3} = \frac{1}{2}(\frac{1}{1}-\cancel{\frac{1}{3}})$
$\frac{1}{3.5} = \frac{1}{2}(\cancel{\frac{1}{3}}-\cancel{\frac{1}{5}})$
$\frac{1}{5.7} = \frac{1}{2}(\cancel{\frac{1}{5}}-\cancel{\frac{1}{7}})$
...
$\frac{1}{2019.2021} = \frac{1}{2}(\cancel{\frac{1}{2019}}-\frac{1}{2021})$
Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:
M = $\frac{1}{2}(\frac{1}{1} - \frac{1}{2021}) = \frac{1}{2}\frac{2020}{2021} = \frac{1010}{2021}$
Đề:
Tính tổng: B=$\frac{5^2}{10.15}+\frac{5^2}{15.20}+...+\frac{5^2}{190.195}+\frac{5^2}{195.200}$
Bài giải:
Ta có:
$\require{cancel}\frac{5^2}{10.15} = 5 (\frac{1}{10}-\cancel{\frac{1}{15}})$
$\frac{5^2}{15.20} = 5 (\cancel{\frac{1}{15}}-\cancel{\frac{1}{20}})$
...
$\frac{5^2}{190.195} = 5 (\cancel{\frac{1}{190}}-\cancel{\frac{1}{195}})$
$\frac{5^2}{195.200} = 5 (\cancel{\frac{1}{195}}-\frac{1}{200})$
Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta có:
B = $5 (\frac{1}{10}-\frac{1}{200})$ = $\frac{19}{40}$=0.475
Đề bài:
So sánh hai số sau:
A=$\frac{2020^{2020}+2}{2020^{2020}-1}$
B=$\frac{2020^{2020}}{2020^{2020}-3}$
Cách giải:
Đặt m = $2020^{2020}+2$ và n = $2020^{2020}-1$
Ta có A =$\frac{m}{n}$
và B = $\frac{2020^{2020}}{2020^{2020}-3}$ = $\frac{(2020^{2020}+2)-2}{(2020^{2020}-1)-2}$
= $\frac{m-2}{n-2}$
Do m > n
$\leftrightarrow$ 2m > 2n
$\leftrightarrow$ mn+2m > mn + 2n
$\leftrightarrow$ mn -2n > mn -2m
$\leftrightarrow$n(m-2) > m(n-2)
$\leftrightarrow \frac{m-2}{n-2}$ > $\frac{m}{n}$
$\leftrightarrow$ B > A