29/11/2017

In stacktrace trong C++

Trong lập trình C++, rất nhiều tình huống debug bạn muốn in stacktrace giống như Java. Đoạn chương trình sau sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó

#include <execinfo.h> // for backtrace
#include <dlfcn.h>    // for dladdr
#include <cxxabi.h>   // for __cxa_demangle

#include <cstdio>
#include <cstdlib>
#include <string>
#include <sstream>
std::string MyClass::Backtrace(int skip)
{
    void *callstack[128];
    const int nMaxFrames = sizeof(callstack) / sizeof(callstack[0]);
    char buf[1024];
    int nFrames = backtrace(callstack, nMaxFrames);
    char **symbols = backtrace_symbols(callstack, nFrames);

    std::ostringstream trace_buf;
    for (int i = skip; i < nFrames; i++) {
        printf("%s\n", symbols[i]);

        Dl_info info;
        if (dladdr(callstack[i], &info) && info.dli_sname) {
            char *demangled = NULL;
            int status = -1;
            if (info.dli_sname[0] == '_')
                demangled = abi::__cxa_demangle(info.dli_sname, NULL, 0, &status);
            snprintf(buf, sizeof(buf), "%-3d %*p %s + %zd\n",
                     i, int(2 + sizeof(void*) * 2), callstack[i],
                     status == 0 ? demangled :
                     info.dli_sname == 0 ? symbols[i] : info.dli_sname,
                     (char *)callstack[i] - (char *)info.dli_saddr);
            free(demangled);
        } else {
            snprintf(buf, sizeof(buf), "%-3d %*p %s\n",
                     i, int(2 + sizeof(void*) * 2), callstack[i], symbols[i]);
        }
        trace_buf << buf;
    }
    free(symbols);
    if (nFrames == nMaxFrames)
        trace_buf << "[truncated]\n";
    return trace_buf.str();
}


25/11/2017

UNG THƯ TÂM HỒN


Bài này copy từ Internet. Mình chỉ sưu tầm và chia sẻ vì thấy nó hay. Xin cám ơn tác giả.
1. NGẠO MẠN
Loại ung thư tâm hồn này hủy diệt cái Thấy. Nó bẻ cong các chiều hướng của không gian nhận thức, triệu chứng phát ra ngoài là ảo tưởng về sự lớn, sự quan trọng, sự kiểm soát, sự độc lập của bản thân và dẫn tới triệu chứng di căn là khi cảm thấy quan trọng hơn tất thảy mọi thứ xung quanh.
Ngoài ra, loại ung thư này dễ tạo nhiều triệu chứng mà bệnh nhân không kiểm soát nổi. Đó là cảm giác cáu, giận khi người khác không làm theo ý mình. Triệu chứng gồm có Khó chịu khi nghe sự thật, dị ứng khi bị người khác góp ý. Bệnh nặng lên sẽ dẫn tới mất hoàn toàn khả năng học tập và huyễn tưởng mình có câu trả lời cho mọi câu hỏi.
2. ÍCH KỶ
Loại ung thư này làm tê liệt người bệnh bằng một cảm giác phải sở hữu. Người bệnh cảm thấy đáng được có nhiều điều hơn là cuộc sống đã ban cho họ. Vì thế, họ bị huyễn tưởng về một vũ trụ mà họ là trung tâm. Mọi thứ đều phải hút về họ, thuộc về họ. Sự tập trung vào sở hữu làm họ hoàn toàn phát triển kháng thể với Hạnh Phúc. Và những người này hoàn toàn mất đi khả năng hạnh phúc.
Vì sao? Bởi vì hạnh phúc đến từ việc phục vụ người khác. Hạnh phúc đến bởi lực hướng ngoại. Một người chỉ phục vụ chính mình và bắt buộc mọi thứ xung quanh phải phục vụ họ đi ngược chiều hướng này. Và vì thế, mọi mối quan hệ của họ đều đổ vỡ khi bệnh nặng lên.
Ngoài ra, một phản ứng phụ của loại ung thư này làm cho bệnh nhân bị mù. Mù không nhìn thấy nhu cầu của người khác. Sau đó là bị phù nề. Họ mất đi khả năng cảm nhận thế giới.
3. THAM LAM
Loại ung thư này làm cho bệnh nhân phát điên rồ. Và người bệnh nằm ở trong một trạng thái bất hạnh và đau đớn không ngừng. Họ bị mất trí nhớ về những gì họ đang có. Họ chỉ muốn có thêm nhiều nữa. Và vì thế, rất nhiều thứ quan trọng bị xóa khỏi trí nhớ của họ.
Trong quá trình bệnh phát triển, các tế bào lòng tốt, sự biết ơn, sự kiên nhẫn, lòng dũng cảm, sự trung thực v.v... dần bị thay thế bởi các tế bào hỏng hóc và lỗi. Một số triệu chứng thường được nhận thấy là họ thường xuyên so sánh với người khác về cái mà người khác có, thường xuyên than thở về điều kiện, sau đó là các triệu chứng như nói dối, lừa đảo để đạt điều họ muốn.
4. HAM MUỐN
Đây là một loại virus mang lại ung thư. Loại virus này thường được thể hiện ra bằng lời hứa không được giữ và cuộc sống đa nhân cách. Di chứng để lại là tai và mắt bị di chuyển lệch khỏi chỗ. Triệu chứng của loại ung thư này thể hiện ra bởi các loại dối trá và các suy nghĩ ti tiện.
5. HÈN NHÁT
Ung thư hèn nhát kinh khủng hơn sự viêm nhiễm của sợ hãi rất nhiều. Những người bị ung thư tâm hồn dạng hèn nhát sẽ bị bại liệt toàn thân. Loại ung thư này ăn nát nội tạng Quyết tâm và Quyết đoán. Vì thế, tất cả các giác quan liên quan tới cơ hội và phát triển đều suy giảm nặng.
KẾT LUẬN
Như các loại ung thư của cơ thể, ung thư tâm hồn, nếu không chữa trị kịp thời từ giai đoạn đầu sẽ lan truyền tới các cơ quan sống còn, hủy diệt nhân cách, tàn phá cá tính, gây thối rữa đức tin và tình yêu thương.
Khi ấy, dù cơ thể có khỏe thì cũng chỉ là một loại xác sống lờ đờ trong chốn nhân gian.

17/11/2017

Lưu ý khi debug hydrid application ở iOS


Sáng nay mất cả mấy tiếng đồng hồ tại sao cái iPad của mình không xuất hiện trong Developer menu của thằng Safari trên Mac OS PC. Kiểm tra tất cả cấu hình đều OK hết.
Cuối cùng mới phát hiện ra là cái iPad mình sử dụng iOS 11 tức là nó dùng Safari 11. Còn cái Mac OS PC thì đang dùng Safari 10.

10/11/2017

Phân biệt iPhone hay iPad trong Qt

Trong một số chương trình nhất là layout màn hình mình cần phân biệt iPhone hay iPad. Hàm sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó:

#if defined Q_OS_IOS
#include <sys/utsname.h>
QString deviceName()
{
    struct utsname systemInfo;
    uname(&systemInfo);
    QString machineName(systemInfo.machine);
    return machineName;
}
#endif

06/11/2017

Some Ruby free courses


05/11/2017

Từ một bài ca cổ

Xem chương trình "Hát mãi ước mơ" trên HTV7, được nghe một bạn thí sinh hát bài "Xuân đời con có mẹ" (Soạn giả Ngọc Chi). Nghe rất cảm động nên đã nghe đi, nghe lại không biết bao nhiêu lần. Trong đó có bản vắn "Nặng tình xưa":
Và con chim Từ Ô giữa mùa đông mổ ... thịt
Của mình nuôi con.
Đớn đau thân Mẹ để no lòng chim non.
Loài vật kia còn sâu nặng thâm tình,
Nghĩ chuyện chim mà nhớ Mẹ thương mình.
Nước mắt con rơi để vành môi thấm mặn,
Ân nghĩa nào làm đau xé lòng con.
Hình ảnh từ u khác chi đời của Mẹ,
Vắt máu tim mình cho con được lớn khôn.

Tuy nhiên hổm rày cứ thắc mắc mãi chim "Từ Ô" trong đoạn này là chim gì?
Mình nhớ không lầm trong "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế có hai câu:
月落烏啼霜滿天,
Nguyệt lạc Ô đề sương mãn thiên
江楓漁火對愁眠。
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
(Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Tản Đà dịch)
Bạch Cư Dị có bài: Từ Ô dạ đề có đoạn viết:
慈烏失其母
Từ Ô thất từ mẫu
啞啞吐哀音
Á á thổ ai âm
Trong đêm trước trận Xích Bích, Tào Mạnh Đức còn cảm khái:
月明星稀,
Nguyệt minh tinh hy,
烏鵲南飛 
Ô thước nam phi
Quách Tấn một lần bốc thuốc cho mẹ vào ban đêm, vô tình chân giẫm lên chiếc mo cau khô làm bầy quạ đang ngủ trên cây giật mình bay tan tác, kêu vang trong đêm nên ông viết ra bài: Đêm thu nghe quạ kêu, trong đó mở đầu bằng hai câu thơ rất đắt:
Từ Ô Y hạng rủ rê sang, 
Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng... 
Đến đây chắc hẳn Từ Ô là con quạ đen rồi. Con quạ đen theo tín ngưỡng phương đông là loài chim ăn tạp, hung dữ và mang điềm gỡ.
Tuy nhiên Việt Nam có một bài Vè về các loài chim trong đó có đoạn:
"Mẹ già tuổi tác
Lòng con thương lo
Nuôi mẹ ấm no
Là con chim quạ."
Con chim quạ được mệnh danh là con chim có hiếu nhất trong các loài chim. Là loài chim duy nhất biết tha mồi về nuôi mẹ khi mẹ nó già yếu. Hình ảnh chim quạ được Phật giáo sử dụng để giáo dục về chữ hiếu cho Phật tử.
Quay lại hai chữ "Từ Ô" trong bài ca cổ mà soạn giả Ngọc Chi thì không phải là con chim quạ rồi. Vậy loài chim nào mổ thịt của mình nuôi con?
Câu hỏi này thì các bạn Công giáo sẽ dễ dàng trả lời vì trên nóc nhà chầu có tượng một con chim và giáo lý có hai câu:
Lềnh đềnh mổ nát thịt mình
Nuôi con thơ dại tận tình vì con.
Trong game show "Ai là triệu phú" có lần hỏi "Chim lềnh đềnh là tên gọi khác của loài chim nào?". Câu trả lời là chim Bồ nông đó các bạn ạ.
Thật ra chim Bồ nông không mổ thịt mình để nuôi con. Khi bắt cá, chim Bồ nông giữ bên hàm của nó. Khi cho con ăn, chim mẹ đập nát cá ra, máu cả chảy ra, chim mẹ mớm cho chim con. Người xưa tưởng rằng chim mẹ lấy máu mình nuôi con. Dù sao đây cũng là một hình ảnh đẹp về tình mẹ con.